Cần có các chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động?- Lan tỏa phong trào lập thân, khởi nghiệp trong thanh niên ở vùng cao Lai Châu- Chất “thép” của thuyền trưởng tàu kiểm ngư Ngô Quốc Tuấn
Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới có địa hình đồi núi dốc, chia cắt, mùa mưa lũ năm nào cũng xảy ra sạt lở, ách tắc trên các tuyến giao thông. Từ đầu năm đến nay, địa phương cũng đã ghi nhận nhiều điểm sạt lở trên các tuyến đường. Hiện đang chuẩn bị bước vào cao điểm của mùa mưa lũ, nên các lực lượng đảm bảo giao thông ở tỉnh đang chủ động triển khai các phương án, quyết tâm không để ách tắc xảy ra.
Lập thân, khởi nghiệp đang là trăn trở, khát vọng của tuổi trẻ cả nước, trong đó có tuổi trẻ các dân tộc thiểu số ở Lai Châu. Dù quá trình khởi nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng các đoàn viên, thanh niên luôn lấy đó làm động lực để vượt qua. Từ những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đã tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên ở tỉnh miền núi này.
Tỉnh Lai Châu có hơn 265km đường biên giới với Trung Quốc. Những năm qua, cùng với lực lượng biên phòng, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã tự nguyện đảm nhận việc trông coi nhiều đường biên, mốc giới.
Khai thác hiệu quả hệ số sử dụng đất, đưa cây con mới vào trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, người nông dân ở Lai Châu đang tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Từ một vài mô hình ban đầu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đang được hình thành, giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Ưu đãi người có công là chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của Ðảng, Nhà nước đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Với phương châm không để người có công nào không được hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước, những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Lai Châu đã chung tay chăm lo, phụng dưỡng tốt cho người có công trên địa bàn.
Trò chuyện với Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam để nghe anh chia sẻ về hành trình “rẽ lối” sang ca hát.- Tìm hiểu về các lớp học xoá mù chữ ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Thi công ở đầu nguồn nhưng không có phương án đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, một dự án ở Lai Châu đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
Cùng với các chính sách hỗ trợ khác của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia được đầu tư, hỗ trợ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu đã thúc đẩy kinh tế, xã hội ở địa phương phát triển. Các mô hình, dự án từ chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thực sự phát huy hiệu quả, làm thay đổi diện mạo và đời sống người dân ở nhiều bản làng.
Từ nguồn vốn vay do hội nông dân nhận ủy thác và vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều gia đình ở vùng cao Lai Châu đã có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Từ đây, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, giúp bà con thoát nghèo, ổn định đời sống.
Đang phát
Live