Câu chuyện về bà Vũ Thị Khiêm và hành trình gần 7 thập kỷ trồng rừng, giữ rừng, nuôi cò.- Tìm hiểu cách đồng bào các dân tộc ở Lai Châu quảng bá sản phẩm, văn hoá độc đáo đến với du khách.- Cắt tóc miễn phí cho trẻ tự kỷ tại Mỹ.
Với 20 dân tộc cùng chung sống, Lai Châu có một nền văn hóa đa sắc màu. Tận dụng lợi thế của các trang mạng xã hội, người dân địa phương đã đăng các video, phát trực tiếp, góp phần đưa các sản phẩm văn hoá độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV đã xác định nhiệm vụ đột phá là “tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản trị và sản xuất“. Với mục tiêu này, địa phương đã thu hút được các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào sản xuất. Từ đó tạo ra các sản phẩm OCOP chủ lực, cũng như thương hiệu các mặt hàng nông sản trên thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
“Vườn rau sạch cho bé” là mô hình hay và ý nghĩa, xuất phát từ tình cảm của những người lính quân hàm xanh Đồn Biên phòng Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Đến nay mô hình không chỉ giúp các nhà trường có thêm nguồn rau xanh thường xuyên để cải thiện bữa ăn mà còn lan tỏa rộng khắp tại các bản làng nghèo biên giới ở địa phương.
- Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân góp đất trồng cao su ở Lai Châu- Xuất khẩu thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn- Quảng Trị: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế nông thôn
Cây cao su đã khẳng định được vị thế về kinh tế trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Lai Châu. Nhiều bản làng vùng cao đã thay đổi diện mạo khi thu nhập từ cây cao su đã từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống. Thế nhưng, trong khi giá mủ cao su trên thị trường đang từng bước được cải thiện thì nhiều diện tích đang bị người dân cấm cạo, do thiếu thủ tục pháp lý để ký kết hợp đồng. Việc này đã ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của các công ty cao su cũng như đời sống người dân.
Bể khô tận đáy, những chiếc téc chỉ còn lại một chút nước cặn của mấy đợt mưa trước. Đây là hình ảnh thường thấy ở các bản biên giới tỉnh Lai Châu mỗi mùa khô hàng năm. Hiện nay, tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi đợt nắng nóng kéo dài, nhiều nguồn nước cạn kiệt, khiến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân nơi đây rơi vào cảnh lao đao.
Sáng nay 15/4, tại xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã tổ chức công bố giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN dành cho điểm bản Sin Suối Hồ.
Cùng với cây thảo dược bản địa như thảo quả, thất diệp nhất chi hoa... hiện nay cây sâm đang được người dân vùng cao Lai Châu tập trung mở rộng diện tích. Đến nay, các doanh nghiệp, cá nhân ở địa phương đã trồng được hơn 100ha và bước đầu mang lại hiệu quả cao về kinh tế so với nhiều loại cây trồng khác trên địa bàn. Tuy nhiên, việc đầu tư mở rộng diện tích hiện nay đang gặp không ít thách thức, đòi hỏi một quy trình đồng bộ khép kín để mang lại hiệu quả bền vững.
Hưởng ứng chương trình "Tháng ba biên giới" năm 2023, những ngày này, lực lượng đoàn viên thanh niên các đơn vị bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu đã, đang tích cực phối hợp với đoàn viên thanh niên các cấp, ngành triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở.
Đang phát
Live