Nhiều cơ hội để Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với chuyển đổi xanh, phát triển bền vữngThúc đẩy đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam.Long An đặt mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển của vùng
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Đức năm 2023 sẽ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Liệu nền kinh tế Đức đang dần khởi sắc trở lại hay nguyên nhân nằm ở nền kinh tế Nhật Bản vốn vẫn trì trệ thời gian qua? Những dự báo này có cơ sở hay không và những “sự đổi ngôi” sắp tới - nếu có, sẽ định hình bức tranh toàn cảnh các nền kinh tế lớn trên toàn cầu ra sao?
Dự kiến năm nay có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với khu vực và thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết như vậy trong báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm nay và dự kiến năm tới, trình bày trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Trong báo cáo người đứng đầu Chính phủ cũng thừa nhận còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung nỗ lực khắc phục, như: Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; Ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài; tình trạng tiếp cận tín dụng còn khó khăn, nợ xấu có xu hướng tăng; Các cơ chế, chính sách về đất đai, bất động sản, nhà ở, đầu tư công đang là điểm nghẽn; du lịch quốc tế phục hồi chậm..v.v.Vậy đâu là giải pháp để tháo gỡ những điểm nghẽn và động lực tăng trưởng hai tháng cuối năm?
Chiều nay (25/10), tại thủ đô Phnom Penh đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm kinh tế - quốc phòng Việt Nam - Campuchia 2023 (VIDEX 2023). VIDEX 2023 là hoạt động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia tổ chức. Đây là hoạt động góp phần vun đắp mối quan hệ truyền thống hữu nghị, sự tin cậy, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước; thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng phát triển.
Diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL hiện nay khoảng 6.000 ha với sản lượng trên 1,5 triệu tấn và là một trong trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu. Năm 2022 xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đạt hơn 2,4 tỷ USD, sản phẩm có mặt tại 140 thị trường trên thế giới. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL đang hướng đến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển nhằm nâng cao giá trị kinh tế bền vững.
Cần có cách tiếp cận từ thực tiễn để thay đổi mạnh mẽ trong tư duy, phương pháp và cách làm nhằm giải quyết trước mắt cũng như căn bản, lâu dài những khó khăn, vướng mắc và thách thức từ các vấn đề kinh tế, xã hội đang đặt ra là ý kiến được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình và tập trung đóng góp ý kiến trong phiên thảo luận tổ sáng 24/10.
Gỡ “nút thắt” cản trở sự phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.-Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia cơ sở Hoà Lạc - trước giờ G.- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ghi nhận thực tế tại thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Nếu có về xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng sẽ rất dễ dàng bắt gặp những mô hình kinh tế nông nghiệp của chị em hội viên phụ nữ của địa phương này. Long Phú là xã nông nghiệp, có đến hơn 70% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Phát huy thế mạnh này, hội viên, phụ nữ ở Long Phú đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, như mô hình trồng lúa kết hợp nuôi heo, trồng màu; mô hình trồng sen kết hợp chăn nuôi bò, cũng nhiều mô hình kinh tế khác… qua đó, giúp nhiều hộ gia đình của chị em phụ nữ thoát cảnh nghèo, kinh tế vươn lên ổn định.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tìm lại được chỗ đứng trong quý 3 năm nay khi chính phủ nước này tăng cường các biện pháp hỗ trợ và chi tiêu tiêu dùng tăng lên.
Sáng nay, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước”. Diễn đàn làm rõ các vấn đề đặt ra từ kết quả kiểm toán, nhận diện những thách thức mà kinh tế Việt Nam đang đối mặt, từ đó tìm giải pháp có tính khả thi cao giúp Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ những nút thắt, khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững. Diễn đàn gồm 1 phiên toàn thể và 3 Hội thảo chuyên đề: “Quản lý đất đai và xác định giá đất - Những bất cập từ thực tiễn và qua hoạt động kiểm toán nhà nước”; “Đầu tư công: Những nút thắt và giải pháp từ góc nhìn của Kiểm toán nhà nước”; “Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Thực trạng, cơ hội, thách thức và vai trò của Kiểm toán nhà nước”. Tại hội thảo Chuyên đề “Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Thực trạng, cơ hội, thách thức và vai trò của Kiểm toán nhà nước”, các đại biểu đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở các địa phương như vấn đề hạ tầng giao thông và kết nối đồng bộ; liên kết vùng; lao động và an sinh xã hội; vấn đề môi trường; ưu đãi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; hiệu quả sử dụng đất…
Đang phát
Live