Những đánh giá mới đây của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho thấy, kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hầu như không tăng trưởng trong năm nay và triển vọng về sự ổn định tài chính của khu vực này vẫn rất mong manh, mặc dù lạm phát đã giảm đáng kể so với trước.
Kết thúc năm 2023, GRDP của tỉnh Khánh Hòa ước tăng 10,35%, đứng thứ 4 cả nước và là năm thứ hai dẫn đầu khu vực miền Trung. Tỉnh Khánh Hòa đang có những bước đi vững chắc để đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, những hạn chế nội tại của kinh tế địa phương cũng được nhận diện và từng bước cơ cấu lại.
Kết thúc năm 2023, tỉnh Đồng Nai trải qua nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, giảm tốc độ tăng trưởng. Với một địa bàn trọng điểm về công nghiệp, có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Đồng Nai cần nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề để lấy lại "phong độ".
Viện nghiên cứu Ngân hàng Trung Quốc hôm qua (12/12) dự báo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng khoảng 5,3% trong năm nay và khoảng 5% trong năm tới.
Sau khi suy giảm 2,1% hồi năm ngoái, tốc độ tăng trưởng GDP năm nay của Nga dự kiện đạt 3,2% - đây là con số đầy ấn tượng cho thấy sau gần 2 năm hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề nhất, nền kinh tế Nga đã lấy lại đà tăng trưởng một cách ngoạn mục. Tại Diễn đàn đầu tư “Nước Nga kêu gọi” diễn ra cuối tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn tuyên bố nước Nga đã sẵn sàng bắt đầu cho giai đoạn phát triển tiếp theo để trở thành một trung tâm tăng trưởng mới của thế giới.
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định, đưa Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030; hình thành Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất và phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành Trung tâm du lịch biển - đảo…..
Quảng Ninh có vị trí chiến lược khi có đường biên giới cả trên bộ, trên biển với Trung Quốc, là “cửa ngõ” hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN sang Trung Quốc, Đông Bắc Á. Với những động thái tích cực của cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc, hoạt động thương mại biên giới qua địa bàn Quảng Ninh đang được kỳ vọng sẽ có nhiều bước phát triển đột phá.
Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước. Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển biến tích cực. Tỉnh này thực hiện đạt và vượt kế hoạch 13/14 chỉ tiêu chủ yếu trong năm; Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tăng hơn 7%. Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 5 tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất của cả nước. Đây là những thông tin vừa được công bố sáng nay (7/12) tại phiên Khai mạc Kỳ họp cuối năm 2023 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII.
Trước những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, đòi hỏi tất cả các quốc gia phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng được những thời cơ mới hướng tới mô hình phát triển bền vững. Trong đó, tăng trưởng xanh đang được các quốc gia lựa chọn là một mô hình ưu tiên và là xu thế tất yếu trong đó có Việt Nam.
Đang phát
Live