Cơ chế, chính sách tài chính về đất đai, đặc biệt là công tác xác định giá đất cần được xây dựng hoàn thiện trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế-xã hội. Đây là vấn đề được đặt tại Diễn đàn “Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức sáng nay (18/10) tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên, Kiểm toán nhà nước tổ chức Diễn đàn với quy mô lớn, thu hút khoảng 700 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương; cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế.
Tiếp tục chương trình phiên họp 27, sáng nay, Ủy ban TVQH cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới: Cần những giải pháp đột phá nào?- Những ngôi nhà phòng tránh bão lũ: Phao cứu sinh cho người dân vùng lũ- Xung đột Israel-Hamas và nguy cơ đổ vỡ bình thường hoá quan hệ Israel và Saudi Arabia- Ngành thuế tăng cường triển khai thực hiện giảm tiền thuê đất theo Quyết định 25 của Chính phủ- Đề xuất kéo dài giải ngân vốn Chương trình phục hồi kinh tế đến hết năm 2025- Nhiều phân khúc BĐS đã “vượt đáy”- 3 nhà đầu tư tham gia dự án Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn I) theo phương thức đối tác công – tư
Giải Nobel Kinh tế 2023 vừa được trao cho bà Claudia Goldin- giáo sư người Mỹ, đồng thời là chuyên gia về lịch sử lao động và kinh tế, nhờ nghiên cứu về phụ nữ và thị trường lao động. Đây là giải Nobel thứ sáu được trao, khép lại mùa giải Nobel năm nay.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 164/NQ-CP ngày 4/10/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế để phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Cũng Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội qua 9 tháng của năm và dự báo 03 kịch bản tăng trưởng quý 4 và cả năm 2023. Theo đó, Kịch bản 01: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%, quý 4 cần tăng 7%; Kịch bản 02: Tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%, quý 4 cần tăng 8,8%; Kịch bản 03: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý 4 cần tăng 10,6%. Bộ Kế hoạch cũng đưa ra nhận định: các kịch bản đặt ra đều rất khó khăn, thách thức, yêu cầu sự chủ động, nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương triển khai các giải pháp, chính sách thúc đẩy mạnh tăng trưởng, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa thời cơ, cơ hội từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế để phấn đấu đạt kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý 4, đặc biệt là tạo đà cho năm 2024 và các năm tiếp theo.3 kịch bản tăng trưởng kinh tế - giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất quý cuối năm?
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 bế mạc sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm- Dự báo kim ngạch xuất khẩu trong quý cuối cùng của năm sẽ khởi sắc- 3 người thiệt mạng do mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai vẫn chưa thể thông tuyến sau sạt lở- Nhiều quốc gia khu vực cảnh báo về hậu quả thảm khốc của sự leo thang xung đột tại Gaza, trong khi Mỹ và một số nước phương Tây bày tỏ sự ủng hộ đối với quyền tự vệ của Israel- Indonesia khẳng định, sẽ minh bạch trong giải quyết lo ngại khói mù xuyên biên giới của các nước láng giềng ASIAN
“GDP quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%; tính chung 9 tháng tăng 4,24% - không phải ngẫu nhiên, nhiều định chế, tổ chức quốc tế uy tín nhận định, kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, những điểm sáng này cần được nhìn nhận rõ hơn, bao gồm cả “những giá trị vô hình, trong nỗ lực của toàn hệ thống chính trị”. Thông tin này được các chuyên gia trong nước và quốc tế phân tích tại Tọa đàm “Kinh tế Việt Nam – Vượt những cơn gió ngược”, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.
Ngành hàng cá tra đã, đang là một trong những ngành hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực. Hiện nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt trên 140 thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 mang về hơn 2,4 tỷ USD. Diện tích nuôi cá tra lớn ở vùng ĐBSCL tập trung ở một số địa phương An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long với diện tích khoảng 6.000 ha. Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tận dụng, tiết kiệm nguyên liệu nguyên liệu đầu vào, khuyến khích nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế từ phụ phẩm nhằm giảm phát thải, tận dụng tài nguyên.
Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế 9 tháng đạt hơn 6,9%- Còn khoảng hơn 90% mã trái phiếu chưa đăng ký lên sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong khi hạn bắt buộc chỉ còn hơn 10 ngày
Kinh tế Trung Quốc có thể sẽ tăng trưởng khoảng 4,4% trong năm tới, thấp hơn so với dự báo trước đó là 4,8%. Đó là lý do khiến Ngân hàng Thế giới hạ mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay và năm tới. Theo đó, tăng trưởng GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ đạt 5% trong năm nay và 4,5% vào năm 2024; thấp hơn dự báo trước đó vào tháng 4 là 5,1% trong năm nay và 4,8% trong năm tới.
Đang phát
Live