Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chuyển 302 hồ sơ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp sang cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc.Phóng viên Kim Thanh đề cập nội dung này:
Trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh COVID-19, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tăng diện bao phủ BHXH lên 32,6% trong năm 2020, tương đương hơn 16 triệu người lao động trong độ tuổi tham gia. Cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân.
Nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề nhức nhối, gây thiệt thòi quyền lợi cho hàng trăm ngàn lao động. Tại TPHCM, thực trạng trốn, nợ đọng Bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn nhiều ở các doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 10/2020, số nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp ở TPHCM đã vượt quá con số 4300 tỷ. Ngành Bảo hiểm xã hội TPHCM đã và đang nỗ lực truy thu món nợ dai dẳng này
Tình trạng nợ Bảo hiểm xã hội kéo dài của các Doanh nghiệp đang ở mức độ báo động, không những hệ lụy trực tiếp đến người lao động (NLĐ) mà còn gây rất nhiều phiền toái cho cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý lao động. Tính đến tháng 10 năm nay, các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước còn nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, với tổng số tiền gần 22 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,4% số phải thu, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện vốn đã không dễ, năm nay, trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, công tác này lại càng khó hơn. Trong bối cảnh đó, tỉnh Đăk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung cũng gặp một số khó khăn nhất định trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Vậy BHXH Đăk Nông có những giải pháp và những chính sách nào để khuyến khích người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BHXH tự nguyện? Đây cũng chính là vấn đề chúng tôi bàn luận với khách mời là ông Nguyễn Khắc Tuấn, Giám đốc BHXH tỉnh Đắk Nông và ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc BHXH huyện Đăk Song.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid 19, BHXH Việt Nam và Bộ Lao động –Thương binh và xã hội cùng chính quyền các địa phương đã và đang triển khai thực hiện chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho các doanh nghiệp
- Cơ chế chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh - Nình Bình xin phá rừng tự nhiên để khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xi măng: Liệu có lợi ích nhóm? - Cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi mua bán, cầm cố sổ BHXH để nhận trợ cấp BHXH một lần
Năm học vừa qua, cả nước và ngành giáo dục chịu tác động lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ để lại hậu quả nghiêm trọng. Một năm học đặc biệt trong điều kiện biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học. Ngành giáo dục cùng với đội ngũ các thầy, cô giáo đã nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc khó khăn để có thể tổ chức dạy - học trực tuyến. Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô – thầm lặng, cống hiến tất cả vì học sinh. Chưa bàn đến chất lượng giáo dục, chỉ tính riêng về việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, cùng người dân vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc đã là một thành tích cần được tôn vinh. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hôm nay chúng tôi bàn chủ đề: “Cơ chế, chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh” với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng, Giảng viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Lợi dụng tính ưu việt của chế độ thai sản để trục lợi BHXH. - Thái Nguyên: triển khai nhiều chính sách, chương trình khuyến khích hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập.
Năm 2020 được coi là năm bản lề phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện với mục tiêu phát triển thêm 1 triệu người tham gia. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nói chung và BHXH tự nguyện trong năm nay. Hiện ngành BHXH đang thực hiện nhiều giải pháp mở rộng phạm vi bao phủ của BHXH để hướng tới toàn dân tham gia, bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người lao động. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về nội dung này:
Đang phát
Live