Bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng các địa phương đã từng bước đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực.
Tại kì họp thứ 2, Quốc hội khóa 15, các đại biểu cho rằng, cần nâng cao chất lượng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của quốc gia.
Theo Nghị quyết 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, sẽ có gần 13 triệu người lao động và 386.000 đơn vị sử dụng lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền là 38 nghìn tỷ đồng. Việc giải ngân gói hỗ trợ được đẩy nhanh trong 1,5 tháng, bắt đầu từ 1/10 tới đây. Phóng viên Đài TNVN trao đổi với ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về một số nội dung này:
Khoảng 68.000 người dân tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, xã vừa thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tiếp tục được hỗ trợ 100% kinh phí để mua bảo hiểm y tế.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 kéo dài, nhiều lao động phải nghỉ việc, mất việc, cuộc sống khó khăn nên đã lựa chọn nhận BHXH một lần. Trong những tháng đầu năm nay, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc người lao động rút BHXH một lần đồng nghĩa với việc họ rời khỏi lưới an sinh xã hội. Vậy giải pháp nào để giữ chân người lao động tiếp tục ở lại hệ thống an sinh, để được hưởng các chế độ khi về già?
# Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, số nợ đóng, chậm đóng BHXH dự báo có thể tiếp tục có xu hướng gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Đáng lưu ý, nhóm chậm đóng từ 3 năm trở lên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ, riêng số nợ của nhóm này và nợ lãi chậm đóng thì đã chiếm gần 60% tổng số nợ BHXH.
Việc thực hiện thông tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) mang lại quyền lợi nhiều nhất cho người tham gia, nhưng mặt trái của nó là hành vi trục lợi bảo hiểm y tế gia tăng. Hành vi trục lợi Quỹ BHYT trong thời gian qua cũng đã được BHXH đánh giá qua số liệu thống kê tổng quát cũng như rà soát chuyên đề. Những kẽ hở, tiêu cực điển hình trong việc lạm dụng trục lợi Quỹ BHYT được BHXH Việt Nam nhận diện. Dư luận không khỏi băn khoăn về tình trạng trục lợi BHYT và trách nhiệm kiểm soát của các cơ quan quản lý.
6 tháng cuối năm 2021, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần phải tiếp tục nỗ lực, sáng tạo hơn nữa để tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Trong đó, có những giải pháp tháo gỡ kịp thời, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia.
Tính đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện việc rà soát đối chiếu với 8,1 triệu thông tin cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thời gian tới, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ tiếp tục kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó không chỉ dừng ở việc xác thực, mà còn khai thác dữ liệu gốc, từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư “thông tin cơ bản cá nhân” để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo quy định
Từ ngày 01/6/2021, người tham gia BHYT có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Chưa đến 1 tuần triển khai, các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã đồng loạt tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân dùng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi khám chữa bệnh thay cho thẻ BHYT giấy. Việc triển khai này đang được người dân hào hứng đón nhận vì sự nhanh, gọn, thuận tiện, giảm bớt nhiều khâu thủ tục, giấy tờ so với trước đây.
Đang phát
Live