Ngày 24/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 116 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động. Đến thời điểm này, đã có hơn 90% người lao động và hầu hết các đơn vị sử dụng lao động đã nhận được hỗ trợ từ gói hỗ trợ 38 nghìn tỷ đồng trích từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Câu chuyện Thời sự hôm nay với chủ đề “ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: cứu cánh của người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19”với vị khách mời: Ông Đào Duy Hiện, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội nói chung và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội nói riêng. Dù đứng trước sức ép rất lớn về tài chính, song nhờ hàng loạt các giải pháp chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia Bảo hiểm Xã hội, kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 Tuy nhiên, nâng cao chất lượng Bảo hiểm xã hội để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của quốc gia vẫn là chiến lược cần thực hiện trong dài hạn
Gần 1,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi khác nhau song số người rời bỏ hệ thống hàng năm vẫn lớn hơn số phát triển mới. Mới đây nhất, hơn 95.000 người ở TP HCM rút bảo hiểm xã hội một lần với số tiền chi trả hơn 6.000 tỷ đồng. Tính chung cả nước, đến hết tháng 10/2021, có hơn 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Vậy cần cải cách như thế nào để BHXH hấp dẫn người lao động?
Làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 8/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để chăm lo an sinh xã hội tốt hơn cho người dân, vừa tạo thuận lợi cho người thụ hưởng chính sách, vừa phòng chống trục lợi chính sách, tiêu cực, thất thoát, lãng phí…
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội khiến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện khó đạt mục tiêu đề ra. Trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh, thành phố đã linh hoạt áp dụng nhiều cách làm sáng tạo nhằm tăng số người tham gia BHXH tự nguyện, hướng đến mục tiêu BHXH toàn dân, để mọi người ai cũng được hưởng lương hưu khi về già.
- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Xúc tiến thương mại điện tử, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm từ thực tế tại Quảng Ninh-Phỏng vấn ông Đỗ Văn Vẻ, Phó TGĐ Tập đoàn Hương Sen về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chăm lo cho người lao động – nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững- Chú trọng chế độ khen thưởng, BHXH – Giải pháp giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh
Mỗi năm, Cổng Giao dịch điện tử ngành BHXH tiếp nhận và xử lý gần 100 triệu lượt hồ sơ. Riêng từ đầu năm đến nay, số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến là gần 70 triệu hồ sơ. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, ngành BHXH đang tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn trong lĩnh vực BHXH, BHYT.
Thay vì phải xuất trình thẻ bảo hiểm và các giấy tờ liên quan, giờ đây, chỉ cần chiếc điện thoại di động có kết nối Internet và cài đặt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số, người dân có thể nhanh chóng hoàn tất các giao dịch liên quan đến bảo hiểm. VssID còn giúp người dân thực hiện vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN của chủ sử dụng lao động, qua đó góp phần công khai, minh bạch thông tin; hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp.
Đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp ước đạt hơn 953 nghìn tỉ đồng. Các quỹ có tính chất ngắn hạn về cơ bản đều bảo đảm khả năng chi trả, có kết dư lớn. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng cấu kết, lập khống, làm giả hồ sơ hưởng chế độ để lạm dụng, trục lợi quỹ; còn tình trạng chi sai, chi chế độ trợ cấp thất nghiệp trùng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội; Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chưa thực hiện được hết các chế độ theo quy định. Vậy, cần những giải pháp như thế nào để vừa quản lý tăng quỹ, vừa sử dụng có hiệu quả? Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này.
Người tham gia BHXH tự nguyện năm 2020 đạt tỷ lệ 2,31% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt xa kế hoạch đề ra. Đây là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và của ngành Bảo hiểm xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước
Đang phát
Live