Từ ngày 1-7-2025, Luật BHXH mới sẽ chính thức có hiệu lực gồm 11 chương, 141 điều, với nhiều quy định mới nhằm mở rộng, tăng quyền và lợi ích để thu hút người lao động tham gia BHXH, đặc biệt là đảm bảo cho người lao động thụ hưởng những quyền lợi hưu trí thay vì nhận BHXH một lần. Luật sửa đổi lần này mở rộng đối tượng tham gia như thế nào? Người dân cần lưu ý những gì khi Luật được triển khai? Dòng chảy sự kiện chiều nay bàn nội dung này với sự tham gia của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Tại TP.HCM có đến hơn 17.300 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), khiến hàng chục ngàn lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Không ít doanh nghiệp dùng nhiều cách để trốn đóng BHXH, khi bị người lao động khiếu nại, cơ quan chức năng thanh tra thì tìm cách “né tránh, đóng cửa”. Tình trạng nợ BHXH có xu hướng tăng, song nhiều năm qua chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 6,8 triệu hồ sơ giao dịch điện tử; Tiếp tục kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. Việc chuyển đổi số mang lại nhiều tiện ích nhưng tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt dữ liệu do hacker tìm cách tấn công khi có sơ hở. Đây là nội dung được quan tâm tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 của Chính phủ do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 31/7.
Ngay ngày đầu tiên Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực (1/7/2024), toàn ngành BHXH Việt Nam đã tập trung chi trả để người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất.
Năm 2024, với chủ đề “Bảo hiểm xã hội – An tâm cho mọi gia đình”, Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên đang tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về BHXH, BHYT, từ đó mở rộng và phát triển đối tượng tham gia, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Qua những câu chuyện truyền thanh, bằng sự vận dụng sáng tạo phù hợp theo phong tục, tập quán của người dân từng địa phương, từng nhóm dân cư... ngành BHXH tỉnh Cao Bằng xác định mục tiêu đảm bảo mọi người dân ở vùng sâu, vùng xa đều được tiếp cận với thông tin về chính sách BHXH và BHYT.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, sáng nay (27/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại phiên họp, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến, đó là lựa chọn phương án về quy định rút BHXH một lần, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động và hạn chế tình trạng rút BHXH một lần vẫn gia tăng trong thời gian vừa qua.
Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm, trốn đóng BHXH đã ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích của người lao động, đặc biệt là công tác đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. Do đó, quy định về xử lý việc chậm đóng bảo hiểm xã hội, cần có các biện pháp, chế tài đủ mạnh để phòng chống, xử lý tình trạng trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa qua.
Đến nay, 100% các cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT trên cả nước đã ứng dụng công nghệ thông tin, cho phép người dân sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để khám, chữa bệnh (KCB). Việc này không chỉ giúp các cơ sở y tế tiết kiệm thời gian từ khâu ghi chép thông tin, hoàn thiện hồ sơ bệnh án mà còn giúp người bệnh thực hiện các thủ tục nhanh và thuận tiện. Nhờ đó, đem lại tiện ích “kép” không chỉ với người dùng mà còn tạo thuận lợi cho ngành BHXH trong việc quản lý, sử dụng và ngăn chặn trục lợi quỹ BHYT. Ghi nhận của phóng viên Kim Thanh tại tỉnh Đắc Lắc.
Sáng nay tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ. Dự kiến Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua năm 2024 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Đang phát
Live