Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng trên 17,5 triệu người tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được xem là một trong những chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và được hưởng nhiều quyền lợi khi về già hoặc khi có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần. Sau hơn 15 năm triển khai, với nhiều tính ưu việt, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho lao động tự do, được xem là điểm tựa, giúp họ an tâm khi về già. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp so với tổng số lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi và đến năm 2030 đạt khoảng 5%. Nhiều giải pháp đã và đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện để thu hút người dân. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Bảo hiểm xã hội tự nguyện-điểm tựa tuổi già”, với sự tham gia của khách mời là Bs.TS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng LIGHT, Giám đốc Quỹ vòng tay nhân ái.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng nay, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) các đại biểu nhận định rút bảo hiểm xã hội một lần đang là thực trạng "vô cùng day dứt", tác động tiêu cực đến đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của người dân. Các ý kiến đề nghị người lao động cần được rút bảo hiểm xã hội một lần và rút thỏa đáng nhất. Tuy nhiên, phải quy định chặt chẽ, có các phương án để người lao động được lựa chọn.
Tại thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hơn 22.300 người, tăng hơn 8.300 người so với cùng kỳ năm ngoái. Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi về già. Chính sách này cũng thể hiện sự chủ động của người lao động khi tự lo cho chính mình.
Tính thời điểm này của năm 2023, số người rút BHXH 1 lần đã là gần 900 nghìn người, gần gấp đôi so với mức trung bình hàng năm giai đoạn trước năm 2019. Chỉ tính riêng trong tháng 8 năm nay, ngành BHXH đã giải quyết cho hơn 114 nghìn người hưởng trợ cấp 1 lần, trong đó có gần 98 nghìn người nghỉ việc hưởng BHXH 1 lần. Đáng chú ý là xu hướng rút BHXH 1 lần vẫn đang tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước khoảng 12%. Thực tế cho thấy, nhóm đối tượng rút BHXH nhiều nhất là những lao động trẻ - một phần do áp lực về tài chính, sự thay đổi trong công việc, một phần do quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Nhưng theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc người lao động hưởng BHXH một lần là thiệt thòi hơn rất nhiều so với việc bảo lưu thời gian đóng để được hưởng lương hưu sau này. Vì thế, dự thảo Luật BHXH – dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp khai mạc vào sáng nay – cũng được sửa đổi theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn để người lao động có thể cân nhắc kỹ lưỡng, tránh đưa ra những quyết định “lợi trước mắt, hại lâu dài”.
Trước thực trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp chây ì đóng bảo hiểm xã hội, kiện ra toà án xử lý không hiệu quả, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông đang lên phương án chuyển hồ sơ để xử lý hình sự một số đơn vị, doanh nghiệp.
Tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta, mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Tại phiên họp 26 UBTVQH khi cho ý kiến Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quy định về hưởng BHXH một lần là vấn đề lớn nhất trong sửa đổi Luật lần này. Để hạn chế rút BHXH một lần, cần có nhiều giải pháp, trong đó có việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới lộ trình giảm xuống còn 10 năm.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách nhân văn, tham gia chính sách này người dân được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó có khoản lương hưu hàng tháng khi hết tuổi lao động. Tại thành phố Đà Nẵng, nhiều hộ dân hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sổ Bảo hiểm xã hội, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống khi về già.
Một điểm mới quan trọng được thể hiện trong dự thảo luật BHXH lần này là giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, nếu ban soạn thảo đưa ra lộ trình giảm thời gian đóng BHXH từ 15 năm xuống 10 năm thì sẽ rất tốt. Việc này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu thay vì phải nhận BHXH một lần. Cần xây dựng lộ trình giảm đóng bảo hiểm xã hội như thế nào cho hợp lý hợp tình?
Theo thống kê từ BHXH Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các cơ quan, đơn vị trong giai đoạn 2016 – 2022 là trên 10.000 tỷ đồng/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị, kết quả số tiền các đơn vị đã khắc phục, nộp tiền chậm đóng trong thời gian thanh tra kiểm tra trực tiếp là 425,4 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022). Mới đây nhất, UBND Tp.HCM đã đề nghị công an vào cuộc, phối hợp với Bảo hiểm xã hội xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố một số DN nợ đóng BHXH. Yêu cầu này của Tp.HCM xuất phát từ thực trạng nợ BHXH trên địa bàn không có chiều hướng giảm với hơn 82.000 DN chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, tổng số tiền hơn 6.222 tỉ đồng. Có thể nói, tình trạng doanh nghiệp chây ì, nợ đóng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Thực trạng này rất cần những biện pháp cụ thể, quyết liệt và đồng bộ để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động VN.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live