Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn đối với người lao động tự do, thu nhập thấp, không ổn định. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, khi hết tuổi lao động người dân được hưởng lương hưu hàng tháng, an vui tuổi già và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức khỏe. 6 tháng đầu năm 2024, thành phố Đà Nẵng vận động hơn 26.600 người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt tỷ lệ 80,8% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao, tăng hơn 8.300 người so với năm ngoái.
Theo BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, có hơn 595.000 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, tăng hơn 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 22/05, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức chương trình khảo sát thực tế tại các làng nghề của Hà Nội và tọa đàm “Để lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội”. Chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình truyền thông Những cống hiến thầm lặng năm 2024. Tại tọa đàm, các ý kiến cho rằng, một phần lý do họ chưa tham gia BHXH tự nguyện là do họ chưa hiểu rõ các chính sách của BHXH, thu nhập của họ cũng không cao; các thủ tục, cơ chế chính sách của BHXH chưa thật sự thông thoáng, thuận tiện, chưa hấp dẫn người dân. Hiện, những người tham gia BHXH tự nguyện mới có hai chế độ hưu trí và tử tuất. Để lao động tự do, lao động làng nghề tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, tham gia BHXH tự nguyện thì cần có cơ chế đóng linh hoạt hơn; tăng quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về BHXH tự nguyện, cần hình thành quỹ hỗ trợ ban đầu khi lao động làng nghề tham gia BHXH tự nguyện.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 15 đang diễn ra trong bối cảnh thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024. Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm với mong muốn Luật BHXH (sửa đổi) cần bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương.
Cần thiết kế chính sách BHXH hấp dẫn hơn để thu hút người lao động phi chính thức tham gia vào hệ thống bảo hiểm”. Đây là nhấn mạnh của các đại biểu tại Tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” do Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tổ chức sáng 23/04, tại Hà Nội.
Tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Do đó, quy định về hưởng Bảo hiểm xã hội một lần trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cần cân nhắc tìm phương án tốt nhất nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay đồng thời phải bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Những năm qua, số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tiếp tục tăng và đã tập trung vào nhóm yếu thế. Đặc biệt, tỷ lệ người tham gia BHYT phát triển bền vững, vượt mục tiêu được Đảng và Chính phủ giao.
Đoàn kết một lòng, tin tưởng vững chắc vào mục tiêu đi tới của dân tộc – thông điệp được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại chương trình nghệ thuật đặc biệt “Xuân Quê hương 2024” có 1500 kiều bào tham dự.- Chiến lược Dữ liệu quốc gia đến năm 2030 vừa được phê duyệt đặt ra mục tiêu hoàn thiện 100% cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội cho người lao động.- Chính phủ và các bộ ngành sẽ ban hành 15 Nghị định, Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi).- Đến thăm những chi bộ thời 4.0 ở tỉnh vùng cao Sơn La để chứng kiến sự thích ứng với công nghệ thông tin đã mang lại đổi thay ra sao trong công tác lãnh đạo của cấp ủy.- Mỹ không kích các mục tiêu ở Syria và Iraq nhằm trả đũa vụ tấn công khiến binh sỹ Mỹ thiệt mạng.- Thế giới cần 2.400 tỷ đôla Mỹ để ứng phó biến đổi khí hậu.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khoảng trên 17,5 triệu người, tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi.- Dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng thực tế, mục tiêu: đến năm 2030 sẽ có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH theo Nghị quyết số 28 NQ/TW (về phát triển hệ thống BHXH, từng bước mở rộng diện bao phủ một cách vững chắc, tiến tới BHXH toàn dân) vẫn đang là thách thức lớn với ngành BHXH, khi lực lượng lao động tham gia BHXH vẫn khó hoàn thành so với chỉ tiêu đặt ra. Vậy “Làm gì để BHXH thực sự là chỗ dựa cho người lao động?”, cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động VN).
Làm gì để Bảo hiễm xã hội thực sự là chỗ dựa cho người lao động?- Những “tàu bay trên mặt đất” tại Trung Quốc.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live