Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và khu vực, ngành BHXH xác định cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng được các yêu cầu tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong tình hình mới. Vì vậy, những năm qua, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, theo đó đã xây dựng các phần mềm nghiệp vụ bao phủ hầu hết các hoạt động của Ngành.
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ, hướng tới sự an tâm, tin tưởng, hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Toàn ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục.
Tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra, các đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, chủ yếu người tham gia chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức chuẩn nghèo nông thôn 700.000 đồng một tháng. Mặt khác, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khá khiêm tốn, mới đạt 2,31% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi của đất nước. Trong khi thực tế, công nhân lao động thường làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, tầm 5 - 10 năm, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như về quê, chuyển đổi ngành nghề hoặc gặp khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng bán sổ bảo hiểm xã hội, gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao và hướng khắc phục là câu chuyện được bàn luận với khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Tại họp báo chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra tối qua (06/11), Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn cho biết: Trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin sẵn có của ngành, bảo hiểm xã hội đã chi trả bảo hiểm thất nghiệp đối với người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tương đối nhanh hơn 22 nghìn tỷ đồng.
Cảm nhận hoa sữa trong lòng người Hà Nội.- Kết dư bảo hiểm xã hội.- Cô bé bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15, tính đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước đạt gần 953.078 tỉ đồng. Vậy, việc kết dư quỹ bảo hiểm xã hội nói lên điều gì? Tỷ lệ thu, chi đã hợp lý để vừa tăng quỹ, vừa sử dụng, chi trả hợp lý hay không nhất là khi dịch Covid19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo từ năm nay, nguồn thu quỹ sẽ giảm, chi tăng lên. Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia về an sinh xã hội bàn luận về câu chuyện này.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, kéo theo các thay đổi về thị trường lao động, đặt ra những thách thức lớn trong thực hiện an sinh xã hội của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam vừa tổ chức kỳ họp lần thứ 3 năm 2021 để đánh giá kết quả thời gian qua và định hướng nhiệm vụ thời gian tới trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh.
Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đang là điểm đến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Qua đó, giúp các địa phương này tăng thu ngân sách đồng thời tạo việc làm cho người dân. Để đảm bảo an sinh xã hội, các địa phương và doanh nghiệp FDI đều chú trọng thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN). Tuy nhiên, chính sách này còn có điểm bất cập cần sớm được tháo gỡ.
Dịch khiến nhiều ngành nghề gặp khó khăn, người lao động mất việc làm. Các lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch như vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, giáo viên trường tư thục... Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động khiến người lao động phải ngừng việc, mất việc, nghỉ việc không lương. Do đó nhiều lao động đăng ký hưởng BHXH một lần. Chỉ tính trong ba tháng đầu năm 2021, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20,5% so cùng kỳ năm 2020. Điều đó đồng nghĩa với việc trong tương lai những người lao động này khi đến tuổi về hưu sẽ không có thu nhập hằng tháng từ lương hưu để bảo đảm cuộc sống hằng ngày và không được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi về già...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ nguyên là lãnh đạo chủ chốt Bảo hiểm xã hội Việt Nam và nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn đại biểu Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và các đại biểu người cao tuổi.- Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, gắn với chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong đầu tư công. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương.- Trong bối cảnh dịch Covid 19 sẽ trở thành một loại bệnh đặc hữu, Chính phủ đã đưa ra thông điệp mới: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid 19 để “bình thường mới” mở cửa trở lại nền kinh tế.- Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ngay trước thời điểm Đại sứ nước này phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, gửi thông điệp về quyền tự vệ trước những hành động gây hấn, thù địch.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live