Hôm nay (7/7), Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” và tuyên dương “Lao động giỏi - lao động sáng tạo”. Trong Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2023, các cấp công đoàn tại TP.HCM đã tổ chức họp mặt, thăm hỏi, động viên tặng cho 1.183 công nhân bị tai nạn lao động, với tổng số tiền chăm lo gần 780 triệu đồng. Thực hiện Chương trình “Vì lợi ích đoàn viên công đoàn”, có 721 Công đoàn cơ sở tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe, tư vấn, khám tổng quát và phát thuốc miễn phí cho 35.162 lượt người lao động với tổng số kinh phí trên 12 tỷ đồng.
Tại buổi tiếp và làm việc với ông Gilbert F. Houngbo, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chiều 29/6, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung khẳng định: Việt Nam là một thành viên hoạt động tích cực và có trách nhiệm của ILO. Dịp này, hai bên đã trao đổi một số nội dung về vấn đề việc làm bền vững, cập nhật một số tiến triển về pháp luật lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các định hướng phát triển trong tương lai.
Năm 2022, tại Thái Nguyên xảy ra 138 vụ tai nạn lao động, làm chết 24 người, gây thiệt hại gần 2,5 tỷ đồng. So với các năm trước, số vụ tai nạn và số người chết đều tăng. Trước thực trạng này, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế, cảnh báo về việc thực hiện quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
Dự báo tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng, người lao động bị mất việc, ngừng việc, giảm việc xảy ra nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục diễn ra. Với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, nhiều giải pháp về chính sách đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, trong đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân, người lao động và doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài cần có thêm những giải pháp đột phá hơn nữa, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Trong bài 3 - bài cuối của loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh, Phương Thoa đề cập những giải pháp phát triển thị trường lao động bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã rốt ráo vào cuộc với rất nhiều các chính sách mang tính cấp bách và lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách được triển khai nhanh, quyết liệt, hiệu quả thì vẫn có những chính sách khi triển khai thực hiện lại vấp phải vô vàn khó khăn, doanh nghiệp và người lao động vẫn không thể tiếp cận được. Trong bài 2 của loạt bài “Giải bài toán tạo việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa tiếp tục có bài viết thứ hai với nhan đề “Nhiều giải pháp nhưng vẫn bị vướng”.
Từ giữa năm 2022 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp trong nước mất đơn hàng, thêm vào đó là nguyên liệu, chi phí tăng cao khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phải cắt giảm lao động. Riêng quý 1 năm nay, hơn 149.000 lao động trên cả nước mất việc, phần lớn là lao động doanh nghiệp FDI ở các tỉnh đông khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặc dù Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ công nhân và người sử dụng lao động, song chỉ giải quyết được phần ngọn. Trong bối cảnh hiện nay, cần có những giải pháp căn cơ hơn để giải quyết bài toán về việc làm cho người lao động. Nhóm phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa có loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”. Bài 1 với nhan đề: “Doanh nghiệp 'ăn đong' đơn hàng - Công nhân 'chạy ăn' từng bữa”.
Hơn 1.700 chỉ tiêu việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh tại “Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm” sáng nay, với đa dạng ngành nghề và mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng. Đây là hoạt động do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức.
Năm 2004, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (hay còn gọi là chương trình EPS). 19 năm qua, đã có hơn 122.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình này, mang lại nhiều việc làm có thu nhập ổn định và góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước sở tại.
Từ đầu năm đến nay, nhiều công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp ở tỉnh Quảng Bình nghỉ việc, làm cho hoạt động sản xuất gặp khó khăn. Các doanh nghiệp khó phục hồi và mở rộng sản xuất, nguy cơ gián đoạn chuỗi sản xuất cũng đáng báo động.
Nhật Bản sẽ mở thêm 9 ngành nghề, tăng số lượng lao động kỹ năng tiếp nhận từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam, tăng quyền lợi và mở ra cơ hội cư trú lâu dài đối với lao động của chúng ta.
Đang phát
Live