Theo thống kê: Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm nay, số lao động bị mất việc lên tới gần 280 nghìn người. Trong khi số lao động bị giảm giờ làm khoảng 195 nghìn người, trong đó, hơn 17 nghìn người phải nghỉ việc không lương và hơn 8.300 người bị tạm hoãn hợp đồng lao động. Dự báo làn sóng sa thải lao động sẽ còn tiếp diễn từ nay đến cuối năm. Thực trạng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, người lao động mất việc làm gia tăng đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Cần có chính sách gì để hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động?
Những tác động kéo dài từ đại dịch Covid-19 cùng bối cảnh quốc tế khó lường suốt thời gian qua đã, đang và được dự báo sẽ còn tiếp tục khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều công ty, doanh nghiệp bị ngưng trệ, kéo theo đó là tình trạng mất việc, thất nghiệp của nhiều lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp luôn hữu dụng, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường lao động có nhiều biến động như thời gian này. Đáng chú ý, vì không biết hoặc hiểu chưa rõ về chính sách, nhiều lao động đã và đang đánh mất nguồn lợi thiết yếu – luôn được ví như phao cứu sinh khi rơi vào diện thất nghiệp. Ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ cung cấp thông tin thực tiễn và giải đáp thắc mắc – hỗ trợ quý vị và các bạn hưởng lợi tối ưu từ nguồn an sinh này.
Thực trạng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, người lao động mất việc làm gia tăng trong những tháng đầu năm nay đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm nay, số lao động bị mất việc lên tới gần 280 nghìn người và hiện tại có hơn 8.600 doanh nghiệp tại Việt Nam phải cắt giảm lao động.
Tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 400 nghìn công nhân, viên chức, người lao động. Xác định việc chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp Công đoàn địa phương đã có nhiều mô hình mới hướng về cơ sở, vì cơ sở và vì người lao động.
Thời gian qua, LĐLĐ các địa phương, CĐ các cấp tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động nghèo, như: vận động Quỹ hỗ trợ xây dựng nhà Mái ấm Công đoàn, tặng quà cho người lao động nghèo, tổ chức hoạt động chợ tết công đoàn... Thông qua các chương trình đã giúp công đoàn viên, người lao động nghèo được sẻ chia những khó khăn, yên tâm công tác, lao động, sản xuất.
Còn sức khỏe còn lao động và tham gia hoạt động xã hội, đó là tâm nguyện của ông Ngô Văn Chính, người thương binh, cựu chiến binh ở xã Long Thới, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Dù cao tuổi nhưng ông rất tâm huyết trong việc phát triển kinh tế gia đình, luôn đi đầu trong mọi phong trào tại địa phương.
Trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ 4, chiều nay, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm nhân rộng mô hình sáng kiến tiêu biểu trong công nhân lao động với chủ đề “Tự hào trí tuệ công nhân Việt Nam”.
Gần đây, số công nhân và người lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị mất việc làm tăng dần. Chính quyền và các ngành, đoàn thể địa phương đang thực hiện các biện pháp hỗ trợ các đối tượng này để giảm bớt khó khăn, tìm lại việc làm mới.
Hiện nay, với việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, người lao động Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội cũng như những khó khăn thách thức. Vậy Chính phủ, các cơ quan chức năng đã có những cơ chế chính sách như thế nào để người lao động chủ động khai thác tối đa lợi thế, làm chủ thị trường lao động.
Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 65,72% kế hoạch năm 2023. Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất.
Đang phát
Live