Giờ đây khi đến với các xã đảo ở Trường Sa như Song Tử Tây, Sinh Tồn.. nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi những hàng cây xanh rợp bóng, không khí trong lành mát mẻ. Cây xanh ở Trường Sa không những tạo cảnh quan đẹp, điều hòa khí hậu mà còn làm tốt vai trò che, chắn gió, bão, giúp quân dân yên tâm công tác, sinh sống, bám biển, bám đảo.
Dưới bóng mát của tán cây bàng vuông, chúng tôi gặp và trò chuyện với một số gia đình sinh sống trên đảo Song Tử Tây. Chị Đinh Thị Mỹ Hảo, cho hay: Cây sống là nhờ vào nguồn nước sinh hoạt được tận dụng.
Ở đây tụi em có bể có bồn hững nước khi mùa mưa tới, lấy nước đó để tưới rau. Ở đây có những loại cây trồng tốt như cây tra, phong ba, bàng vuông, mù u và cây đu đủ được lắm. Ở đây cây tra tốt lấm vừa có bóng mát, trái còn ăn được.
Tại quần đảo Trường Sa, việc trồng cây xanh không hề dễ dàng. Mỗi tán cây, mỗi mầm xanh nơi đây đều kết tinh từ công sức, sự kiên trì và tình yêu với biển đảo quê hương. Mỗi cây phải được chọn lọc tỷ mỉ, bảo đảm đủ sức chịu đựng nắng gió khắc nghiệt. Ông Cao Văn Giáp Phó Chủ tịch UBND xã Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, cho biết: Cây bản địa trên đảo có phong ba, bàng vuông, cây tra, một số lại cây từ đất liền ra như bàng ta, phi lao. Để ươm cây sống được cũng rất kỳ công, phải che chắn tránh mưa, tránh gió tốt. Chăm đến khi cây lớn, cao độ 2 mét mới đem ra trồng tự nhiên.
Cây mang lại giá trị kinh tế thì chưa có, đảo trồng thử nhiều loại như xoài, mãng cầu, thậm chí cả sầu riêng nhưng không hợp với điều kiện ở đảo. Chúng tôi sẽ thử nhãn, vải xem nếu phù hợp thổ những chúng tôi sẽ nhân rộng..
Trong nhiều đảo ở Trường Sa thì đảo Sinh Tồn được coi là xanh nhất, nhiều loại rau, cây trồng mang từ đất liền ra đã phát triển tốt. Ông Lương Đức Hiếu, Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, cho biết: Hiện nguồn rau xanh ở đảo đã tự cung đủ dùng không còn phải phụ thuộc từ đất liền.
Nước hứng nước mưa là chủ yếu, mùa này nước giếng khoan hơi lợ dùng giặt quần ảo tươi rau cũng đảm bảo. Rau đã tự cung từ cấp các loại rau như đu đủ, bí, bầu, mướp những loại này phù hợp trên đảo Sinh Tồn.
Thời gian qua, để xanh hóa Trường Sa, hàng trăm tấn vật tư, phân bón và cây giống được đưa ra đảo. Do được chăm sóc tốt nên tỷ lệ cây sống đạt tới 98%. Những tán bàng vuông, phong ba, mù u ngày càng vươn cao, phủ xanh những hòn đảo đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo ra môi trường sống xanh bền vững. Trung tá Hoàng Văn Cường, Chính trị viên đảo Sinh Tồn, cho biết: Với những loài không phải cây bản địa, vượt hàng trăm hải lý để ra được tới đảo. Sau thời gian dài chăm sóc kỹ lưỡng, cây phát triển được là kết tinh của sự kiên trì, bền bỉ của quân và dân trên đảo.
Trước đây trông được một cây xanh cực lắm, phải đào hố sâu rồi trộn với đất phân bón, đất từ trong bờ mang ra để thêm vào. Để trồng cây xanh ở đây rất kỳ công, tuy nhiên với quyết tâm bàn tay của cán bộ chiến sỹ thì hệ thống cây xanh cơ bản đã kín đảo Sinh Tồn.
Mới đây, chương trình trồng 1 triệu cây xanh tại Trường Sa đã chính thức được phát động, nguồn kinh phí thực hiện ước khoảng 160 tỉ đồng, được huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng ủng hộ. Theo Đại tá Nguyễn Duy Thiều, Phó chủ nhiệm Hậu cần kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Hải quân, chương trình này thể hiện tinh thần, tình cảm của đất liền hướng ra Trường Sa.
Chương trình xanh hóa Trường Sa triển khai đến nay được 3 năm. Hàng năm cũng có các cơ quan doanh nghiệp đoàn thể trong cả nước có những chia sẻ đón góp mua vật tư vật liệu phân bón, đất, cây để cùng ra trồng phủ xanh Trường Sa.
Màu xanh trên quần đảo Trường Sa không chỉ mang sắc xanh giữa lòng biển khơi, mà còn là biểu tượng của khát vọng xây dựng cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió của quân và dân trên vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc.
Bình luận