Năm 2023, tỉnh Quảng Nam được phân bổ gần 1.227 tỷ đồng thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả vốn năm 2022 chuyển sang). Đến ngày 31/10/2023, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 310 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm, vốn sự nghiệp giải ngân gần 5 tỷ đồng, gần 10% kế hoạch. Tỉnh Quảng Nam làm gì để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. PV Đài TNVN tại miền Trung phỏng vấn ông Hà Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam.
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương nhằm thu hẹp dần khoảng cách của vùng so với bình quân chung của cả nước. Thế nhưng, qua hơn 2 năm triển khai, đồng bào nghèo vẫn chưa được thụ hưởng nhiều từ chính sách này do các văn bản chưa đồng nhất, thủ tục rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế. Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Nam đang tập trung tháo gỡ vướng mắc, “cởi trói” tâm lý sợ sai, phát huy vai trò người đứng đầu tại các đơn vị, địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án của chương trình.
Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra từ 25-27/11. Đây là hoạt động văn hoá thể thao, thể hiện tính cộng đồng, có ý nghĩa đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer. Để chuẩn bị tham gia lễ hội, cách sự kiện diễn ra khoảng một tháng là các chùa tổ chức vận động phật tử, trai tráng trong bổn sóc tham gia tập luyện bơi đua, cùng nhau giữ nét văn hoá lễ hội truyền thống độc đáo này, mong muốn mang về thành tích cao cho ngôi chùa và phum sóc.
Thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Nhiều sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những tập tục, truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường, tỷ lệ các sản phẩm còn thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Hàng năm cứ vào cao điểm mùa mưa (tháng Tám Âm lịch) khắp nơi trong phum sóc đồng bào Khmer Nam bộ đều tổ chức lễ Sen đôn ta (cúng ông bà). Tùy điều kiện của từng gia đình, từng ngôi chùa mà Sen đôn ta được tiến hành từ 3 đến 15 ngày, với mong muốn đền đáp công đức sinh thành, dưỡng dục. Vậy lễ Sen đôn ta có từ bao giờ và lễ Sen đôn ta có gì mới so với trước đây? Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu về nghi thức cúng đôn ta tại một số địa phương của tỉnh Trà Vinh.
Lễ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc nhất năm 2023; biểu dương 63 hợp tác xã tiêu biểu.- Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Đôn-ta vui tươi, trong sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.- Các nước, tổ chức quốc tế xúc tiến các hoạt động nhân đạo tại Gaza khi Israel chuẩn bị mở cuộc tấn công toàn diện.- Nhiều trường học và nhà trẻ ở Litva, Latvia và Estonia phải đóng cửa, do nhận hàng trăm e-mail đe dọa đánh bom.
Rác quảng cáo, rao vặt nơi công cộng: Vì sao khó xử lý triệt để?- Không khí chuẩn bị lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer.- Niềm tin, “tình yêu nghề” theo dòng điện đi muôn nơi
Là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống với hơn 30% dân số, những ngày này, trong từng phum, sóc đồng bào dân tộc Khmer là không khí tưng bừng chuẩn bị cho Lễ Sene Đôn-ta. Đây cũng là một trong ba lễ hội lớn của đồng bào, năm nay diễn ra từ ngày 13-15/10. Với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đặc biệt là trong thời gian qua, nhiều chương trình mục tiêu quốc, chính sách dân tộc tiếp tục được triển khai kịp thời đã đưa đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, kinh tế-xã hội, hạ tầng cơ sở tại các phum sóc không ngừng khởi sắc.
Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ để sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tạo lập được thương hiệu, xây dựng bản sắc giúp nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường, tiếp cận với những hệ thống phân phối hiện đại. Nội dung này đã được các chuyên gia tập trung thảo luận tại Tọa đàm “Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công thương tổ chức.
Hiện nay, thiết bị máy tính phục vụ giảng dạy trong các trường ở tỉnh Hòa Bình còn thiếu, đội ngũ giáo viên tin học còn mỏng, điều kiện kinh tế gia đình các em học sinh vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, thầy và trò ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã gặt hái được nhiều thành tích tại các cuộc thi tin học trong và ngoài nước. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN ghi nhận.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live