Cùng với toàn dân ta, đồng bào tôn giáo tỉnh Tiền Giang rất thương tiếc khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra đi vĩnh viễn. Từ nay Đảng ta, dân ta và đồng bào tôn giáo đã mất đi người lãnh đạo tài- đức.
Tại khu rừng thiêng ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (Sơn La), sáng nay 8/6, đồng bào dân tộc Thái Yên Châu đã tổ chức Lễ hội Đông Sửa. Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa cầu mong sức khỏe, mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Ngày hội Xoài Yên Châu lần thứ V, năm 2024.
Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, việc phát triển những mô hình trồng cây ăn quả đang là hướng đi mới mang lại hiệu quả cho người dân, đặc biệt là đồng bào Cơ Tu. Những đồi ngô, vườn sắn được thay bằng những vườn cây ăn quả tươi tốt, trĩu quả, giúp người dân có cuộc sống khấm khá, nhiều hộ vượt khó vươn lên.
Huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 36% dân số toàn huyện. Trong những năm qua, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã được địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, đã thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc không ngừng phát triển, đưa đời sống bà con không ngừng khởi sắc.
Trong chiến dịch Điện Biên phủ, đồng bào các dân tộc vùng Việt Bắc đã góp sức người sức của và cả những hy sinh xương máu trong 56 ngày đêm :"khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt". Trong lớp lớp người tiến ra mặt trận năm đó, ngoài những thanh niên tham gia lực lượng bộ đội chủ lực còn có hàng ngàn dân công hỏa tuyến vận lương, tải đạn, phục vụ cho tiền tuyến…. 70 năm đã đi qua, nhưng với những người con quê hương Việt Bắc, chiến dịch Điện Biên năm ấy vẫn vẹn nguyên trong ký ức.
Đồng bào Khơ Mú ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, nghề dệt túi vải thổ cẩm được chị em phụ nữ Khơ Mú nơi này lưu truyền từ đời này qua đời khác, như một nét văn hoá đặc trưng.
Hàng năm cứ đến trung tuần tháng tư dương lịch, đồng bào Khmer lại nô nức đón mừng tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer hay còn gọi là tết “chịu tuổi”, năm nay được diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 13/4 đến ngày 16/4/2024). Với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai tích cực, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc, kinh tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào dân tộc tiếp tục được khởi sắc. Niêm vui đón tết Chôl Chnăm Thmây của bà con càng được nhân đôi khi năm qua, lúa được mùa được giá.
Sáng nay, Quảng Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện NQ số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh, đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2021 -2025. Thu nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh cao hơn 1,23 lần so với bình quân chung cả nước.
Chiều nay 8/4, Tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp mặt tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, nhằm gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, chức sắc, sư sãi, gia đình chính sách, cán bộ hưu trí và đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây.- Hạn chế phương tiện vào cao tốc Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế), tỉnh Quảng Trị lo tại nạn trên Quốc lộ 1A tăng trở lại.- Nắng nóng kéo dài tại tỉnh Bình Phước khiến nguồn nước sinh hoạt cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.- Tiến trình đàm phán ngừng bắn tại dải Gaza đang diễn ra tại Cairo, Ai Cập, đạt được một số tiến bộ.- Hy Lạp hứng chịu nắng nóng và bão bụi Sahara.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live