Mặc dù các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương song tỷ lệ và tần suất xuất hiện các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hệ thống phân phối còn thấp. Tại Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại” do Tạp chí Công Thương thực hiện, các chuyên gia cho rằng, các địa phương, doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ hơn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, có thể tham gia bền vững vào các hệ thống phân phối.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc kết nối, phát triển thị trường cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp để tạo lực đẩy cho sản phẩm khu vực này có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường trong và ngoài nước.
Thời gian qua, việc triển khai các chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, cần có những định hướng, chính sách và hành động quyết liệt, phù hợp hơn để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương thưc hiện.
Đồng bào người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) trước đây đời sống khó khăn, thiếu thốn, bà con vẫn giữ nhiều hủ tục lạc hậu. Những năm gần đây, nhờ các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, người Cống ở xã Nậm Khao đã đổi thay tư duy, nhận thức, vươn lên xây dựng cuộc sống mới.
Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1, từ năm 2021-2025, trong đó, có việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó, từng bước giúp bà con có thêm điều kiện làm ăn, tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên để ổn định cuộc sống.
Đồng bào Khmer Nam bộ có khoảng 1,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số, sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Từ nhiều năm qua, các địa phương trong khu vực triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng nên đời sống, kinh tế đồng bào Khmer trong khu vực ngày càng được khấm khá. Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer, các nhà khoa học, nhà quản lý đã và đang triển khai nhiều biện pháp mang tính khoa học, phù hợp hơn với tình hình thực tế ở mỗi địa phương.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã góp phần giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn vùng đồng bào tiếp tục được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư, các công trình thủy lợi, điện, đường, trường, trạm cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân.
Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam TP.HCM xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2023-2028 vừa bế mạc trưa nay (7/9).
Sáng nay (1/9), tại xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Thành lập tỉnh Quảng Ninh và khánh thành dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18c) từ khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh - Giai đoạn 2.
Do là nơi bão Saola đổ bộ, hôm nay (01/09), tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc đã ra thông báo dừng toàn bộ các chuyến tàu ra vào tỉnh. Không chỉ vậy, 7 thành phố thuộc tỉnh này đã yêu cầu người dân dừng mọi hoạt động và ở trong nhà từ trưa nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live