Với tỷ lệ hơn 92%, ngày 27/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Luật Công đoàn (sửa đổi) có 37 điều, tăng 4 điều so với Luật Công đoàn năm 2012. Theo đánh giá chung, Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới mang tính đột phá, như: mở rộng đối tượng kết nạp đoàn viên; quy định cụ thể hơn về quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; quy định về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn...Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó ban Thường trực Ban soạn thảo Luật Công đoàn phân tích những điểm mới và bàn luận về việc làm sao để Luật Công đoàn sửa đổi thực sự đi vào cuộc sống ngay sau khi có hiệu lực.
Đồng Nai là địa phương phát triển công nghiệp sớm của cả nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thế mạnh công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đang đối mặt với xu hướng chuyển dịch lao động khi một bộ phận người lao động trở về quê thay vì trụ lại Đồng Nai tìm cơ hội việc làm như trước đây.
Dịp cuối năm, đơn hàng tăng cao nên nhiều doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng tăng cường tuyển dụng lao động với mức lương hấp dẫn cùng nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động đang gặp không ít khó khăn.
Ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết số 209 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch là nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác báo cáo, thống kê, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ các cấp.
Thưa quý vị và các bạn! Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đưa được gần 140.000 lượt lao động đi làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (hay còn gọi là Chương trình EPS). Sau khi hoàn thành hợp đồng về nước, nhiều lao động đã bằng số vốn tích luỹ được và kiến thức học hỏi từ khả năng ngoại ngữ, cách thức làm việc, kinh doanh cũng như kỹ năng nghề đã khởi nghiệp, lập nghiệp và có những thành công trong sự nghiệp của riêng mình. Nhiều lao động đã khắc phục khó khăn để vượt qua đại dịch Covid-19, vượt qua ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu vững vàng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động tại quê hương, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Hà Nam gặp gỡ những lao động EPS lập nghiệp thành công năm 2024:
Theo báo cáo được Cơ quan Dịch vụ việc làm Crô-a-ti-a (Croatia) công bố ngày 10/11, Crô-a-ti-a đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, trong đó nhu cầu cao nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội.
Bộ Lao động Thái Lan đang tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu lao động mới nhằm hạn chế người lao động Thái Lan sang làm việc tại những địa bàn đang xảy ra chiến sự, sau khi 4 công nhân nước này thiệt mạng và 1 người khác bị thương trong vụ tấn công tên lửa gần thành phố Metula ở Israel hôm 1/11.
Bộ Lao động Thái Lan đặt mục tiêu đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho hơn 5 triệu người lao động Thái Lan trong năm 2025, đặc biệt tập trung vào công nghệ kỹ thuật số để hỗ trợ tăng trưởng công nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế đang có mức tăng trưởng chậm hơn so với các quốc gia ASEAN khác.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam chú trọng hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thúc đẩy lao động người dân tộc thiểu số và miền núi tham gia thị trường lao động nước ngoài đạt kết quả đáng kể. Qua đó, giúp người lao động tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 72 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với tổng số tiền gần 4,9 tỷ đồng đã nhận được sự quan tâm của nhiều người lao động. Bên lề Quốc hội, các Đại biểu chỉ ra rằng, tình trạng chậm hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động vẫn là vấn đề nhức nhối. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn tình trạng này.
Đang phát
Live