Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và tái tạo thảm thực vật. hoạt động tăng cường quản lý rừng. Việc phát triển các dự án tín chỉ carbon rừng được coi là hướng đi lâu dài để nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân và ứng phó biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện cam kết quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu, các địa phương sẽ có nhiều cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường kinh tế xanh. Trong đó, chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon là cơ hội lớn bởi nước ta hiện có diện tích rừng tự nhiên lớn, tỷ lệ đô thị còn thấp và tỷ trọng phát triển công nghiệp chưa cao. Dự thảo Nghị định về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon rừng là bước đi quan trọng để Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, để Nghị định đi vào cuộc sống, cần hoàn thiện các quy định liên quan đến quyền lợi của chủ rừng, cơ chế đo đạc, xác nhận các-bon, quyền sở hữu và phân chia lợi ích gắn với thị trường carbon trong nước và quốc tế.
- Nhiều cách làm nâng cao giá trị vải thiều đặc sản.
- Chuyển đổi sản xuất xanh để phát triển bền vững.
- Nâng cao chất lượng lúa giống cho mùa vụ.
Bình luận