Thưa quí vị và các bạn! Trước diễn biến phức tạp của cơn bão Wipha, chiều nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức cuộc họp với các bộ ngành khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân và tài sản. Phóng viên Đình Trung thông tin.
# Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều 16/7 áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông Philippin, đến sáng nay đã mạnh lên thành bão Wipha, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/h và dự báo tràn vào biển Đông sáng 19/7 với gió giật cấp 11, đổ bộ khu vực Bắc Bộ tối 21/7 và gây mưa lớn diện rộng kéo dài đến ngày 25/7 . Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV quốc gia: Cơn bão Wipha có đường đi và tác động mang dáng dấp của cơn bão lịch sử Yagi trong năm ngoái. Do đó, các địa phương cần xây dựng kịch bản phòng chống bão mạnh có thể lên cấp 10-11, gió giật cấp 14,15.
Băng “Từ 21-24/7 bão có thể gây mưa trên diện rộng các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, lượng mưa có thể lên đến 200-350mm, có nơi 600mm. Khi đi vào đất liền sau cơn bão Wipha có thể sẽ có 1 cơn khác ngay sau đó. Bão chồng bão có thể gây mưa lớn kéo dài”.

Theo Đại tá Lê Quang Hào, Trưởng phòng Phòng chống thiên tai, Cục cứu hộ-cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, đến 11h hôm nay, đơn vị đã thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn 35.183 phương tiện cùng 147.336 lao động biết diễn biến bão, trong đó hiện không có tàu hoạt động ở vùng nguy hiểm phía Đông Bắc Bắc Biển Đông.
Băng: “Hiện nay lực lượng ứng phó với bão Wipha là hơn 53.000 chiến sỹ. Hiện nay các phương tiện đã sẵn sàng giúp đỡ nhân dân các tình huống có thể xảy ra”.

Về thủy sản, hiện có hơn 126.000 ha nuôi trồng ven biển và 19.099 lồng bè đang được rà soát để có phương án chằng chống, di dời kịp thời trước khi bão vào bờ . Đối với hệ thống công trình thủy lợi và đê điều, các hồ lớn như Hòa Bình và Tuyên Quang đã mở cửa xả đáy để chủ động hạ mực nước trước lũ, đồng thời rà soát và gia cố 20 trọng điểm đê xung yếu ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa .
Thứ trưởng Bộ NN&MT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: để chủ động ứng phó với bão Wipha, trong công tác chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phát hành Công điện 4498/CĐ-BNNMT, chỉ đạo 13 tỉnh, thành từ Bắc Bộ đến Đắk Lắk thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm sẵn sàng lực lượng, phương tiện và vật tư cứu hộ . Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống Thiên tai cũng tăng cường trực ban 24/24h, phát tin nhắn Zalo cảnh báo cho 35 triệu người dùng khu vực Bắc Bộ và ven biển . Đề nghị Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch thông tin kịp thời đến các địa phương có lượng khách du lịch lớn nhằm đảm bảo an toàn cho du khách trong và ngoài nước.
Băng “Gió có thể không lớn những mưa trên diện rộng Cơn bão số 3 trong bối cảnh dịp nghỉ hè, đầu vụ của 1 số loại cây phục vụ Tết. Hồ chứa đang ở mức cao gây nhiều lo lắng về các hồ thủy điện. Đề nghị theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo chính xác đường đi của cơn bão. Cơn bão có thể tác động đến 18 tỉnh và trên 1713 xã, chúng ta cần nêu cao tỉnh thần phòng chống thiên tai tại địa phương khi vận hành chính quyền 2 cấp. Từ đầu năm đến giờ, sạt lở và ngập úng liên tục nên phải chỉ đạo các địa phướng ứng phó”.

Trong những ngày tới, ngành chức năng sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, quản lý phương tiện ra khơi, đôn đốc cấp xã thông tin kịp thời tới hộ dân, hoàn thiện phương án sơ tán và bảo vệ công trình thiết yếu. Mục tiêu là giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản khi bão Wipha đổ bộ vào đất liền.
Đình Trung
Bình luận