Làm thế nào để hoạt động đấu giá biển số xe đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người mong muốn sở hữu biển số đẹp, vừa bảo đảm quản lý nhà nước hiệu quả? (01/7/2023)

Từ 1/7/2023 đến 1/7/2026 Bộ Công an sẽ thực hiện thí điểm đấu giá biển số xe ô tô trên môi trường trực tuyến. Để chuẩn bị cho hoạt động này, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39 ngày 26/6/2023 quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 73 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô. Bộ công an cũng sửa Thông tư số 58 và Thông tư số 59 về quy định cấp, thu hồi đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo quy định, danh sách biển số trong dãy số chuẩn bị cấp của 63 địa phương công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, cổng thông tin điện tử Bộ Công an, trang thông tin điện tử Cục cảnh sát giao thông và trang thông tin điện tử trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản để người dân lựa chọn, đăng ký tham gia đấu giá. Sau khi thực hiện các thủ tục đăng ký, nộp tiền đặt trước… theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, phiên đấu giá đầu tiên sẽ chính thức diễn ra. Làm thế nào để hoạt động đấu giá biển số xe đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người mong muốn sở hữu biển số đẹp, vừa bảo đảm quản lý nhà nước hiệu quả? Đây là chủ đề được đề cập trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của vị khách mời là Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Bộ công an.

Làm thế nào để hoạt động đấu giá biển số xe đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người mong muốn sở hữu biển số đẹp, vừa bảo đảm quản lý nhà nước hiệu quả? (01/7/2023)

Từ 1/7/2023 đến 1/7/2026 Bộ Công an sẽ thực hiện thí điểm đấu giá biển số xe ô tô trên môi trường trực tuyến. Để chuẩn bị cho hoạt động này, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39 ngày 26/6/2023 quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 73 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô. Bộ công an cũng sửa Thông tư số 58 và Thông tư số 59 về quy định cấp, thu hồi đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo quy định, danh sách biển số trong dãy số chuẩn bị cấp của 63 địa phương công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, cổng thông tin điện tử Bộ Công an, trang thông tin điện tử Cục cảnh sát giao thông và trang thông tin điện tử trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản để người dân lựa chọn, đăng ký tham gia đấu giá. Sau khi thực hiện các thủ tục đăng ký, nộp tiền đặt trước… theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, phiên đấu giá đầu tiên sẽ chính thức diễn ra. Làm thế nào để hoạt động đấu giá biển số xe đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người mong muốn sở hữu biển số đẹp, vừa bảo đảm quản lý nhà nước hiệu quả? Đây là chủ đề được đề cập trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của vị khách mời là Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Bộ công an.

Hành trình đưa ẩm thực Việt, văn hóa Việt ra với thế giới (17/6/2023)

Là quốc gia có nền ẩm thực phong phú, đa dạng, các món ăn phổ biến như phở, nem, bún chả hay bánh mỳ của Việt Nam đã có mặt ở khắp năm châu và ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến. Sự lan tỏa này nhờ một phần lớn của hoạt động “ngoại giao ẩm thực” – đang được thúc đẩy trong những năm gần đây. Hình ảnh các nguyên thủ, lãnh đạo nước ngoài đi dạo, thưởng thức ẩm thực đường phố dường như đã trở thành thông lệ mỗi dịp Việt Nam tiếp đón chính khách quốc tế. Như một lẽ tự nhiên, những địa chỉ từng đón chính khách tại Việt Nam tiếp nhận hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ để trở nên nổi tiếng. Mới đây, 103 nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội và TPHCM đã được vinh danh trong lễ gắn sao Michelin đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng tầm ẩm thực Việt ra với thế giới và khai thác tốt hơn nữa nguồn “tài nguyên” đầy lợi thế này thì rõ ràng rất cần có một chiến lược quảng bá bài bản và sự chú trọng hơn nữa đối với “ngoại giao ẩm thực”. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Hành trình đưa ẩm thực Việt, văn hóa Việt ra với thế giới (17/6/2023)

Là quốc gia có nền ẩm thực phong phú, đa dạng, các món ăn phổ biến như phở, nem, bún chả hay bánh mỳ của Việt Nam đã có mặt ở khắp năm châu và ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến. Sự lan tỏa này nhờ một phần lớn của hoạt động “ngoại giao ẩm thực” – đang được thúc đẩy trong những năm gần đây. Hình ảnh các nguyên thủ, lãnh đạo nước ngoài đi dạo, thưởng thức ẩm thực đường phố dường như đã trở thành thông lệ mỗi dịp Việt Nam tiếp đón chính khách quốc tế. Như một lẽ tự nhiên, những địa chỉ từng đón chính khách tại Việt Nam tiếp nhận hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ để trở nên nổi tiếng. Mới đây, 103 nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội và TPHCM đã được vinh danh trong lễ gắn sao Michelin đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng tầm ẩm thực Việt ra với thế giới và khai thác tốt hơn nữa nguồn “tài nguyên” đầy lợi thế này thì rõ ràng rất cần có một chiến lược quảng bá bài bản và sự chú trọng hơn nữa đối với “ngoại giao ẩm thực”. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội sẽ cùng bàn luận chủ đề này.