Xử phạt “nhạc rác”: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa” (16/10/2021)

Hiện nay giới trẻ đang lan truyền đoạn nhạc nền có lời lẽ phản cảm trên mạng xã hội Tiktok với hastag #muachoconchieccongtay (mua cho con chiếc còng tay) xuất hiện trên xu hướng nội dung nổi bật của mạng xã hội này. Đây là một đoạn lời trong ca khúc Censored của Chị Cả - tên thật là Đinh Thanh Tùng, thí sinh cuộc thi King of Rap. Bài rap có ca từ, nội dung được cho là phản cảm, dung tục. Mới đây, nhóm Rap Nhà Làm cũng gây bức xúc khi phát hành bài rap Thích ca mâu Chí có nhiều từ ngữ xúc phạm tôn giáo, xuyên tạc hình ảnh của Đức Phật. Đây chỉ là hai ví dụ điển hình trong số nhiều ca khúc bị đánh giá nhảm, dung tục xuất hiện trên mạng trong thời gian qua. Điều đáng nói là thứ âm nhạc này đang len lỏi, xâm lấn vào đời sống với tốc độ chóng mặt “như một dịch bệnh”, tác động không nhỏ đến người nghe nhạc, nhất là giới trẻ - đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Trong khi, cho đến bây giờ, các cơ quan chức năng vẫn chưa có chế tài cụ thể trong việc xử lý vấn nạn “nhạc rác” trên các phương tiện.Cùng khách mời là nhà báo Nguyễn Mạnh Hà, chuyên viết về mảng âm nhạc của Báo Tiền Phong sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.

Xử phạt “nhạc rác”: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa” (16/10/2021)

Hiện nay giới trẻ đang lan truyền đoạn nhạc nền có lời lẽ phản cảm trên mạng xã hội Tiktok với hastag #muachoconchieccongtay (mua cho con chiếc còng tay) xuất hiện trên xu hướng nội dung nổi bật của mạng xã hội này. Đây là một đoạn lời trong ca khúc Censored của Chị Cả - tên thật là Đinh Thanh Tùng, thí sinh cuộc thi King of Rap. Bài rap có ca từ, nội dung được cho là phản cảm, dung tục. Mới đây, nhóm Rap Nhà Làm cũng gây bức xúc khi phát hành bài rap Thích ca mâu Chí có nhiều từ ngữ xúc phạm tôn giáo, xuyên tạc hình ảnh của Đức Phật. Đây chỉ là hai ví dụ điển hình trong số nhiều ca khúc bị đánh giá nhảm, dung tục xuất hiện trên mạng trong thời gian qua. Điều đáng nói là thứ âm nhạc này đang len lỏi, xâm lấn vào đời sống với tốc độ chóng mặt “như một dịch bệnh”, tác động không nhỏ đến người nghe nhạc, nhất là giới trẻ - đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Trong khi, cho đến bây giờ, các cơ quan chức năng vẫn chưa có chế tài cụ thể trong việc xử lý vấn nạn “nhạc rác” trên các phương tiện.Cùng khách mời là nhà báo Nguyễn Mạnh Hà, chuyên viết về mảng âm nhạc của Báo Tiền Phong sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.

Ma trận App chống dịch: Người dân ngao ngán-lực lượng quản lý mệt mỏi (18/09/2021)

Bluezone, Sổ sức khỏe điện tử; Tiêm chủng, NCOVI, tokhaiyte.vn;... hàng loạt ứng dụng, trang web đưa vào sử dụng trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua, khiến người dân cảm thấy bối rối. Điều này vô tình gây nhiễu thông tin cho người sử dụng, khiến họ khó phân biệt đâu là ứng dụng chính thống, đâu là ứng dụng không chính thống. Các ứng dụng được áp dụng như thế nào, đặc biệt hiện nay, một số tỉnh, thành cũng đưa ra ứng dụng khai báo y tế như các bộ, ngành đang triển khai, làm nảy sinh bất tiện trong việc sử dụng. Mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Thông tin truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tích hợp các phần mềm này, thống nhất 1 phần mềm sử dụng chung trên toàn quốc trong phòng chống dịch, đảm bảo thuận tiện cho người dân. Việc này cần được triển khai nhanh chóng ra sao và cần lưu ý những gì khắc phục hạn chế, bất cập từ các app đang có?- Hai vị khách mời là chuyên gia công nghệ Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam và nhà báo Lê Thanh Phong, báo Lao Động, cùng bàn vấn đề này

Ma trận App chống dịch: Người dân ngao ngán-lực lượng quản lý mệt mỏi (18/09/2021)

Bluezone, Sổ sức khỏe điện tử; Tiêm chủng, NCOVI, tokhaiyte.vn;... hàng loạt ứng dụng, trang web đưa vào sử dụng trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua, khiến người dân cảm thấy bối rối. Điều này vô tình gây nhiễu thông tin cho người sử dụng, khiến họ khó phân biệt đâu là ứng dụng chính thống, đâu là ứng dụng không chính thống. Các ứng dụng được áp dụng như thế nào, đặc biệt hiện nay, một số tỉnh, thành cũng đưa ra ứng dụng khai báo y tế như các bộ, ngành đang triển khai, làm nảy sinh bất tiện trong việc sử dụng. Mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Thông tin truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tích hợp các phần mềm này, thống nhất 1 phần mềm sử dụng chung trên toàn quốc trong phòng chống dịch, đảm bảo thuận tiện cho người dân. Việc này cần được triển khai nhanh chóng ra sao và cần lưu ý những gì khắc phục hạn chế, bất cập từ các app đang có?- Hai vị khách mời là chuyên gia công nghệ Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam và nhà báo Lê Thanh Phong, báo Lao Động, cùng bàn vấn đề này