Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp, cần giám sát như thế nào? (11/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp, cần giám sát như thế nào? (11/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về việc: “Thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, trong đó có Hà Nội. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội đã có giải pháp, nhưng vấn đề là cần được giám sát như thế nào.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp, cần giám sát như thế nào? (11/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp, cần giám sát như thế nào? (11/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về việc: “Thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, trong đó có Hà Nội. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội đã có giải pháp, nhưng vấn đề là cần được giám sát như thế nào.

Gameonline bạo lực tấn công trẻ em (13/6/2020)

Trong tuần dư luận xôn xao và bàng hoàng khi nam sinh lớp 11 ở xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An bước đầu khai nhận nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé 5 tuổi là làm theo game online. Chiều 7/6, bé 5 tuổi xin phép qua nhà nam sinh lớp 11 chơi - gia đình hàng xóm. Đến tối cùng ngày, gia đình không thấy con về liền báo cơ quan chức năng và tổ chức đi tìm. Qua trích xuất camera an ninh, người dân xác định nam sinh lớp 11 là người tiếp xúc cuối cùng với bé. Phải 2 ngày sau, ngày 9/6, nam sinh này mới dẫn cơ quan chức năng vào khu vực giấu bé 5 tuổi thì phát hiện bé đã chết. Hiện trường vụ án cách nhà 10 km. Hai tay bé bị trói, miệng bị bịt băng keo và vải. Cạnh thi thể bé còn có xúc xích và bánh. Công an cho biết, nam sinh lớp 11 này làm theo gameonline đưa bé rồi sau đó sẽ đưa bé về như mình là người hùng có công tìm bé. Tuy nhiên, khi thấy gia đình, cơ quan chức năng đi tìm kiếm, nam sinh này lo sợ không đưa bé về nữa, dẫn đến sự việc đau lòng. Bước đầu xác định bé bị chết do bị bỏ đói, khát trong nhiều giờ. Từ vụ việc này, vấn đề đặt ra hiện nay là người lớn liệu có biết trẻ em, vị thành niên đang xem, làm gì trên mạng với đầy rẫy những tiêu cực? Biện pháp nào bảo vệ trẻ em để không xảy ra những thảm cảnh đau lòng này? Chuyện bàn trà hôm nay sẽ bàn nội dung này với vị khách mời là Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Gameonline bạo lực tấn công trẻ em (13/6/2020)

Trong tuần dư luận xôn xao và bàng hoàng khi nam sinh lớp 11 ở xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An bước đầu khai nhận nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé 5 tuổi là làm theo game online. Chiều 7/6, bé 5 tuổi xin phép qua nhà nam sinh lớp 11 chơi - gia đình hàng xóm. Đến tối cùng ngày, gia đình không thấy con về liền báo cơ quan chức năng và tổ chức đi tìm. Qua trích xuất camera an ninh, người dân xác định nam sinh lớp 11 là người tiếp xúc cuối cùng với bé. Phải 2 ngày sau, ngày 9/6, nam sinh này mới dẫn cơ quan chức năng vào khu vực giấu bé 5 tuổi thì phát hiện bé đã chết. Hiện trường vụ án cách nhà 10 km. Hai tay bé bị trói, miệng bị bịt băng keo và vải. Cạnh thi thể bé còn có xúc xích và bánh. Công an cho biết, nam sinh lớp 11 này làm theo gameonline đưa bé rồi sau đó sẽ đưa bé về như mình là người hùng có công tìm bé. Tuy nhiên, khi thấy gia đình, cơ quan chức năng đi tìm kiếm, nam sinh này lo sợ không đưa bé về nữa, dẫn đến sự việc đau lòng. Bước đầu xác định bé bị chết do bị bỏ đói, khát trong nhiều giờ. Từ vụ việc này, vấn đề đặt ra hiện nay là người lớn liệu có biết trẻ em, vị thành niên đang xem, làm gì trên mạng với đầy rẫy những tiêu cực? Biện pháp nào bảo vệ trẻ em để không xảy ra những thảm cảnh đau lòng này? Chuyện bàn trà hôm nay sẽ bàn nội dung này với vị khách mời là Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày chiến thắng Phát xít và khát vọng hòa bình (9/5/2020)

Hôm nay (9/5) là một ngày đặc biệt với Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga ngày nay và thế giới – 75 năm Ngày chiến thắng Phát Xít. Chiến thắng Phát xít của Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh cách đây 75 năm đã đập tan một đội quân đồ tể tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại, giết hại hàng triệu người dân Do Thái trên toàn cầu và phủ bóng đen khắp châu Âu, châu Á trong những năm thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỷ trước. 75 năm đã trôi qua nhưng những bài học lịch sử của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít vẫn còn nguyên giá trị. Bài học lịch sử cho thấy sự cần thiết phải nỗ lực đoàn kết, hợp tác bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế, thông qua các cơ chế song phương và đa phương cũng như tăng cường sự hiểu biết, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị của nhân dân các nước trên thế giới. Chúng ta cũng cần cảnh giác trước những mưu toan “viết lại lịch sử” cũng như khôi phục chủ nghĩa phát xít mới. Trong ngày rất nhiều ý nghĩa này, chuyện bàn trà hôm nay chúng tôi có chủ đề: Ngày chiến thắng Phát xít và khát vọng hòa bình! Vị khách mời tham gia chương trình là nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập tạp chí Bạch Dương, Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga.

Ngày chiến thắng Phát xít và khát vọng hòa bình (9/5/2020)

Hôm nay (9/5) là một ngày đặc biệt với Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga ngày nay và thế giới – 75 năm Ngày chiến thắng Phát Xít. Chiến thắng Phát xít của Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh cách đây 75 năm đã đập tan một đội quân đồ tể tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại, giết hại hàng triệu người dân Do Thái trên toàn cầu và phủ bóng đen khắp châu Âu, châu Á trong những năm thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỷ trước. 75 năm đã trôi qua nhưng những bài học lịch sử của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít vẫn còn nguyên giá trị. Bài học lịch sử cho thấy sự cần thiết phải nỗ lực đoàn kết, hợp tác bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế, thông qua các cơ chế song phương và đa phương cũng như tăng cường sự hiểu biết, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị của nhân dân các nước trên thế giới. Chúng ta cũng cần cảnh giác trước những mưu toan “viết lại lịch sử” cũng như khôi phục chủ nghĩa phát xít mới. Trong ngày rất nhiều ý nghĩa này, chuyện bàn trà hôm nay chúng tôi có chủ đề: Ngày chiến thắng Phát xít và khát vọng hòa bình! Vị khách mời tham gia chương trình là nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập tạp chí Bạch Dương, Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga.

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất