VOV1 - Sáng nay tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm về dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu lần thứ I xã Nghĩa Trụ, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại hội với sự tham dự của 230 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.541 đảng viên của Đảng bộ xã.
VOV1 - Sáng nay tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm về dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu lần thứ I xã Nghĩa Trụ, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại hội với sự tham dự của 230 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.541 đảng viên của Đảng bộ xã.
- Trang tin hoạt động toàn quân -Thi đua huấn luyện giỏi ở Trung đoàn 692. - "Hũ gạo chiến sĩ” – Nghĩa cử cao đẹp của Bộ đội Biên phòng
Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận nuôi 22 trẻ em còn sống sau trận lũ quét ngày 10/09 tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang - một ông đồ xứ Nghệ tiên phong trên con đường thành lập mô hình giáo dục ngoài công lập - ở đó học trò và thầy cô giáo gần gũi như một gia đình, ở đó có những tiếng thưa “ông Nội” với những bài học làm người hướng tới sự tử tế và tấm lòng nhân ái.
-Trang tin tổng hợp-Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không-Không quân: Lá chắn thép bảo vệ bầu trời Thủ đô-Lương y như từ mẫu ở Bệnh viện Quân dân y 16
Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 được giao quản lý khu vực biển rất rộng, với hàng nghìn đảo ven bờ, có nhiều cảng biển thuận lợi cho hoạt động giao thương phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực cửa ngõ, thuận lợi để các đối tượng lợi dụng tiến hành những hoạt động phạm pháp, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Trước tình hình đó, Hải đoàn 11, Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 có kế hoạch chủ động và có nhiều biện pháp đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này:
- Trang tin hoạt động toàn quân.- Bồi dưỡng cán bộ trẻ ở Sư đoàn 10, Quân đoàn 3.- Người lính quân hàm xanh làm theo lời Bác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nói đến Hà Nội, mọi người thường nghĩ ngay đến không gian chưa đầy 100 héc ta - khu vực được nhiều tài liệu gọi là Phố Cổ, dù Hà Nội ngày nay đã rộng tới hơn 30 nghìn héc ta. Vòng quay của bánh xe thời gian không dừng lại và Phố Hà Nội cũng ngày một đổi thay. Hà Nội bây giờ - nơi mà những lớp trầm tích của thời gian cùng hiện diện trong một thành phố: kiến trúc ở nơi Kẻ Chợ, kiến trúc đô thị kiểu châu Âu, tập thể cũ thời bao cấp, hòa quyện với những tòa nhà cao tầng hiện đại, những người đương đại. Nhưng, Phố cổ vẫn có một giá trị độc đáo có 1 không 2. Ẩn sâu trong Phố, vẫn hiển hiện những nét riêng. Đó là những dư vị xưa cũ được lắng đọng của một thành phố nghìn năm lịch sử đang ngày càng vươn mình thay đổi. Đó là những “trầm tích” về một Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn nằm lại trong những nếp nhà cổ rêu phong, những thức quà quê, những phố Hàng…và in sâu trong tâm thức người Hà Nội cùng khách thập phương. Thanh âm ký sự “Những Hà Nội trong lòng phố cũ”.
Với tầm nhìn chiến lược, chỉ sau hơn một tháng ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 25-10-1945, Phòng Tình báo - tổ chức tiền thân của Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã được thành lập. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Tình báo Quốc phòng đã thầm lặng lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vĩnh Thuộc – Phó Chính ủy Tổng cục II – Bộ Quốc phòng về những đóng góp của lực lượng tình báo quốc phòng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Khi sinh con ra, những người làm cha, mẹ mong muốn con sẽ lớn khôn và trở thành niềm vui, niềm tự hào của gia đình. Thế nhưng đối với những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ, việc các con có thể tự chủ bản thân lại là niềm mong đợi của cha mẹ. Mơ ước các con có thể kiếm tiền bằng sức lao động của mình vẫn luôn là niềm xa vời với nhiều người có con mắc chứng tự kỷ. Có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần nhưng bù lại hầu hết những người mắc hội chứng tự kỷ lại có sức khỏe. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tìm được những công việc phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn dến tình trạng này, trong đó, lý do quan trọng nhất là họ chưa được trao cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân.Hiểu được điều đó, bà Đào Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp Hạt giống (SEED CENTER) và các thầy, cô giáo nơi đây đã đồng hành cùng các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt, mở ra các lớp học nghề với mong muốn các con được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân, giảm bớt nỗi lo cho gia đình.Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về Trung Tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp SEED - Mô hình hướng nghiệp cho người tự kỷ-Tìm điểm sáng cho tương lai
Văn hoá là hồn cốt của quốc gia, quê hương cùng những mạch nguồn truyền thống là cội rễ của mỗi người con đất Việt. Xuôi theo dòng chảy lịch sử, đây chính là sức mạnh gắn kết toàn dân tộc. Trên suốt dọc dài Tổ quốc, những Đảng viên, với tính tiên phong, gương mẫu ở cơ sở đã thầm lặng, kiên trì dành hàng chục năm để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. “Cứ đi thôi, phía trước ắt có đường” – Khi đã có ý định, đặt lên vai mình trách nhiệm, các đảng viên không chỉ dừng lại ở việc khôi phục thành công những vốn quý của dân tộc mà còn chủ động khởi xướng các phong trào, tìm kiếm mô hình phát triển bền vững cho văn hoá địa phương. Chương trình Chân dung cuộc sống với tựa đề: “Giữ cội từ làng”, BTV Phương Chi và Trần Long sẽ cùng đồng hành với quý vị và các bạn về với làng quê, nơi các giá trị văn hoá vẫn cuồn cuộn chảy trong nhịp sống hiện đại, nhờ sự tiên phong, trách nhiệm, sáng tạo và gắn bó với nhân dân của những Đảng viên bình dị nặng lòng với quê hương.
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/07/1954 đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với ranh giới tạm thời là dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Thực hiện Hiệp định, cùng với việc thực hiện chuyển quân tập kết ra Bắc, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là cho việc xây dựng lại miền Nam khi nước nhà được hòa bình, Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chủ trương đưa con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập. Trong 21 năm, từ năm 1954-1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam bằng nhiều cách di chuyển khác nhau đã được ra Bắc học tập, đào tạo tại 28 trường như: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,Hưng Yên, Hà Tây (cũ)..... Hành trình của hơn 3 vạn học sinh từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Cho đến nay, hành trình ấy vẫn in đậm trong ký ức của những người con miền Nam nặng nghĩa tình “quê chung”. Còn trường học sinh miền Nam trên đất Bắc trở thành mô hình giáo dục đặc biệt trong lịch sử.