VOV1 - Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và biểu quyết thông qua về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
VOV1 - Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và biểu quyết thông qua về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Từ đầu năm nay, 1/1/2021, việc thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân nằm viện tại tuyến tỉnh, thành phố được triển khai. Điều đó có nghĩa là người bệnh điều trị nội trú không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố vẫn được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả như đúng tuyến.
Tính đến hết ngày 17/12/2021, toàn Ngành BHXH đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 12,6 triệu người lao động.
Đến cuối năm 2020, số người tham gia BHXH là hơn 16 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ là 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Tuy nhiên, số doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT còn nhiều, với số tiền nợ đọng cao nhưng chưa có biện pháp thu hồi, xử lý thích đáng. Tình trạng lạm dụng, trục lợi BHXH, BHTN, BHYT vẫn xảy ra ở một số địa phương, đơn vị, có xu hướng ngày càng tinh vi, với số tiền lớn…. Những vấn đề này được nêu ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện nghị quyết số 21/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chiều nay(24/12). Đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ trì hội nghị.
Tính đến hết ngày 17/12/2021, toàn Ngành BHXH đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 12,6 triệu người lao động.
Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện tăng dần vào năm 2019 và 2020, tuy nhiên, tốc độ bao phủ mới đạt khoảng 1,86% lực lượng lao động. Trong khi đó, tỷ lệ lao động phi chính thức, đối tượng của chương trình BHXH tự nguyện chiếm khoảng 78,6% lực lượng lao động trong cả nước.
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) một số địa phương, nhất là khu vực có nhiều khu công nghiệp, thời gian gần đây, khi dịch Covid 9 xảy ra, tình trạng người lao động đề nghị nhận BHXH một lần tiếp tục gia tăng. Các chuyên gia về lao động việc làm cho rằng, tình trạng này đồng nghĩa với việc số lao động khi về già không có lương hưu đang tăng lên, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao và hướng khắc phục trong thời gian tới là gì?
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp nước ta, trong đó đợt dịch lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, đặc biệt là đời sống của người lao động và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng BHXH Việt Nam vẫn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả tích cực.Trong đó, có nhiều lĩnh vực được đẩy mạnh như công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, thanh tra điện tử, quyết toán tập trung, liên thông các phần mềm để phục vụ người dân tốt hơn trong dịch bệnh…
Kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát đã gây ra không ít khó khăncho đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Người lao động mất việc làm, giảm thu nhập, thậm chí là không có thu nhập, còn doanh nghiệp thì đình trệ sản xuất, sản phẩm làm ra cũng không tiêu thụ được. Trong bối cảnh đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước ổn đinh cuộc sống và khôi phục sản xuất.
Đại dịch Covid-19 đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội nói chung và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội nói riêng. Dù đứng trước sức ép rất lớn về tài chính, song nhờ hàng loạt các giải pháp chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia Bảo hiểm Xã hội, kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 Tuy nhiên, nâng cao chất lượng Bảo hiểm xã hội để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của quốc gia vẫn là chiến lược cần thực hiện trong dài hạn
Đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin đang được xem là khâu đột phá trong rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ước tính, mỗi năm, Cổng Giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội tiếp nhận và xử lý gần 100 triệu lượt hồ sơ. Riêng từ đầu năm đến nay, số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến là hơn 70 triệu hồ sơ. Ở một số địa phương, thủ tục Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đã được giải quyết ngay trong ngày