
Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tới các đối tượng được thụ hưởng. Tuy nhiên, đa số các địa phương vẫn vướng mắc trong việc xác định các đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động, nên chưa thể triển khai ngay việc hỗ trợ các đối tượng này. Để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ là không để các đối tượng phải chờ đợi lâu, các địa phương cần làm gì để tháo gỡ những vướng mắc này? Bài viết của phóng viên Kim Thanh đề cập:
COVID-19 đã khiến hoạt động giáo dục nói chung, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói riêng ngưng trệ, gián đoạn. Mặc dù cơ quan quản lý và nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã nỗ lực tiếp cận-triển khai phương pháp dạy-học trực tuyến, nhưng với đặc thù 80% là thực hành, dạy nghề online không hề đơn giản.
Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu lao động nước ta đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động tự do, lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được Chính phủ ban hành ngày 9/4 có ý nghĩa vô cùng lớn trong bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Vậy nhưng điều mà các đối tượng được thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trong Nghị quyết 42 mong mỏi nhiều nhất, đó là việc thực hiện phải đảm bảo kịp thời, công bằng, minh bạch, không bị trục lợi. Khách mời là Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và bà Nguyễn Thu Hương, quản lý cấp cao Chương trình quản trị của Tổ chức Oxfam Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
- Làm gì để đảng viên cán bộ thực hiện nghiêm túc hơn sự nêu gương?- Đảng bộ xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh với những giải pháp nâng cao sinh hoạt chi bộ.- Gương về một Thầy giáo, Bí thư chi bộ tận tụy với công việc.
- Khó thực hiện giãn cách khi học sinh đi học trở lại.- Mang chữ cho học sinh vùng cao trong những ngày chống dịch Covid-19.- Dùng AI chống gian lận thi trực tuyến.
Trong bối cảnh nguồn lực eo hẹp, thiếu các thiết bị y tế chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp Covid-19, một nhóm các nữ sinh Afghanistan đã chế tạo máy thở y tế từ các bộ phận xe ô tô đã qua sử dụng. Nhóm nữ sinh với tên gọi Afghan Dreamers dùng động cơ và pin của mẫu xe Toyota Corolla, rất phổ biến trên đường phố để chế tạo một nguyên mẫu máy thở với giá thành thấp hơn gần 100 lần so với giá chiếc máy thở sử dụng trong bệnh viện hiện nay.
Với phương thức thi mới của năm 2020, kỳ thi THPT sẽ chủ yếu phục vụ mục đích xét tốt nghiệp, việc tuyển sinh đại học sẽ được giao cho các trường tự chủ. Sự thay đổi này vừa đặt ra thách thức lớn, đồng thời vừa là cơ hội để các trường đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh, đào tạo. PGS TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT bàn luận về vấn đề này.
- Những lợi ích của trí tuệ nhân tạo AI trong vấn đề tìm việc sau đại dịch Covid-19.- Thăm HTX cơ khí của anh Phạm Văn Hoạch ở Hà Giang.- Một số thông tin về tuyển sinh trong và ngoài nước.
- Hà Nội đẩy mạnh tái đàn lợn, gắn với an toàn dịch bệnh.- Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
- Học sinh đi học trở lại: Trường học phải an toàn - an toàn thì mới đến trường.- Các quốc gia châu Âu thận trọng tìm giải pháp cho học sinh đi học trở lại.- Các trường tư thục "lay lắt" chờ qua mùa dịch Covid-19.