
- Lời giải cho “cơn khát” nước sinh hoạt trong mùa khô tại Trung Bộ và Tây Nguyên.- Mô hình quán cà phê không chất thải thực phẩm đầu tiên ở Hồng Kông, Trung Quốc.- Vải thiều Bắc Giang sắp vào vụ - mừng ít lo nhiều!- Những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ cộng đồng trong Tháng Nhân đạo.- Những bài ca bất hủ kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít.
Tình hình hạn hán tại khu vực Trung Bộ và Tây nguyên đang hết sức nghiêm trọng. Hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng nghìn ha đất nông nghiệp không canh tác được do thiếu nước và nhiễm mặn. Đây là thực tế đang gây không ít khó khăn cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Làm sao để đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt cho các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên, cả trong ngắn hạn và lâu dài? Bàn về nội dung nà, khách mời là ông Lương Văn Anh, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng lãnh đạo các bộ ngành làm việc trực tuyến với TPHCM, nhằm vực dậy nền kinh tế thành phố, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.- Sáng 8/5 khai mạc phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.- Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh Đại học cao đẳng năm nay.- IMF thông qua yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp cho 50 quốc gia gặp khó khăn do Covid-19.- Người dân Anh trăn trở trước thời điểm Chính phủ Anh công bố kế hoạch giảm hạn chế dịch Covid-19.- Bài bình luận: Tội phạm có tổ chức vì sao còn đất sống?
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang chống chọi với tình trạng hạn hán khốc liệt. Hàng chục ngàn hộ dân khu vực nông thôn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, đời sống sinh hoạt của bà con đang gặp nhiều khó khăn. Đoàn Sĩ – Phóng viên thường trú tại TP.HCM đưa tin:
Sau hơn 3 tháng học sinh phải nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tinh giản chương trình và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thay cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Sự thay đổi này của Bộ không chỉ đặt thí sinh mà cả các trường đại học vào thế khó và buộc phải ráo riết tìm phương án tuyển sinh mới phù hợp. Thế nhưng, sau một hồi loay hoay họp bàn phương án tuyển sinh, các trường lại thông báo sẽ xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì sao có sự "loay hoay" đó? PV Minh Hường thông tin.
- Việc xây dựng cơ chế, chính sách làm sao để đảm bảo phù hợp với quyết định số 588 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.- Người phụ nữ Mỹ chăm lo cho trẻ Nepal trong thời kỳ phong tỏa.- Indonesia xuất hiện những 'Siêu anh hùng' chống Covid-19.- Tiểu thuyết: Mảnh vỡ thanh xuân” của tác giả Phan Thuận.- Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 4/5 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đã trở lại trường học sau một thời gian nghỉ ở nhà tránh dịch Covid-19. Trong ngày đầu tiên đến trường, hình ảnh học sinh ở một trường tiểu học đeo tấm chắn giọt bắn trong một lớp học được đưa lên một số trang mạng xã hội và gây nên nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí có người còn nhắn tin với những lời lẽ đe dọa, xúc phạm giáo viên. Phóng viên Phương Cúc tại miền Trung tìm hiểu vụ việc này:
Sơn La và các tỉnh khu vực Tây Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng nhất kể từ đầu hè đến nay. Tiết trời nắng nóng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của thầy trò các nhà trường, nhất là tại những địa phương có nền nhiệt đến 40 độ C.
Từ ngày 4/5, hầu hết học sinh ở 63 tỉnh, thành phố đi học trở lại, chỉ còn học sinh mầm non, tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một vài địa phương khác tiếp tục nghỉ học. Dù việc đi học trở lại là mong muốn của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh, nhưng tổ chức dạy học trong điều kiện phải triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã nảy sinh nhiều bất cập cho cả học sinh và giáo viên. Ghi nhận của phóng viên Minh Hường tại Hà Nội.
Đang phát
Live