Phát biểu tại Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu đội ngũ báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung-Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ) xếp hạng Việt Nam tín nhiệm trong dài hạn là ổn định và dự báo kinh tế sẽ tăng tốc trong 12 tháng tới- Công an quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng triệt phá thành công đường dây cá độ bóng đá quy mô hơn 1.000 tỷ đồng- Hạ viện Thái Lan thông qua Dự luật Ngân sách tài khóa 2025 trị giá hơn 102 tỷ USD- Trung Quốc tiếp tục thực hiện các biện pháp đối phó với công ty công nghiệp quân sự của Mỹ
Chính sách tiền tệ thực chất là tổng thể các biện pháp, công cụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt được các mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô. Năm nay, trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 14 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tại hội thảo công bố "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024" tổ chức sáng nay (20/6/2024), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra nhận định "Kinh tế nước ta trong năm 2024 có thể diễn biến theo 2 kịch bản". Kịch bản 1, tăng trưởng GDP 2024 ở mức 5,85%, lạm phát ở mức 4,5; Kịch bản thứ 2 là điều chỉnh chính sách tăng GDP 2024 ở mức 6.01%. Các nội dung liên quan đến “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” cũng được các đại biểu tập trung bàn thảo, phân tích làm rõ những cơ hội, thách thức và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới. Hai thách thức chính trong chuyển đổi năng lượng ở nước ta vẫn là cơ sở hạ tầng và kinh phí.
Sáng nay 19/6, Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức Chương trình Toạ đàm về tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm, kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm và gặp mặt báo chí nhân dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6/1925- 21/6/2024). PV Xuân Lan thông tin:
Australia là quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới. Đây cũng là nơi có tỷ lệ sinh viên quốc tế cao nhất so với tổng thể sinh viên của cả đất nước. Trong nỗ lực kiểm soát người nhập cư, Australia bắt đầu giảm số lượng thị thực cấp cho sinh viên quốc tế từ cuối năm ngoái và chính sách này tiếp tục thắt chặt hơn nữa khi bắt đầu từ ngày 1/7 tới, Australia sẽ bãi bỏ một số quy định cấp thị thực đối với sinh viên quốc tế nhằm làm giảm bớt số lượng và đảm bảo sinh viên đến Australia có mục đích chính là học tập. Chính sách mới này của Australia đang nhận được phản ứng ra sao? Sinh viên Việt Nam có nhu cầu học tập ở quốc gia này cần phải lưu ý điều gì?
Nhận diện sự thật sẽ làm rõ những thiên kiến sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam.- Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn.- Châu âu bất đồng trong lựa chọn các vị trí chủ chốt.- Sóng nhiệt nguy hiểm đe dọa hàng triệu người dân Mỹ.
Thời gian qua, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh, góp phần giảm thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).- Thành phố HCM tiếp tục nghiên cứu phương án xây dựng nhà hát 2.000 tỷ đồng ở Thủ Thiêm.- Bộ Y tế yêu cầu thanh tra toàn diện hoạt động giám định pháp y tâm thần.- Liên tiếp xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước trong ngày hôm qua.- Xuất khẩu quốc phòng của Israel đạt kỷ lục 13,1 tỷ USD trong năm 2023.- Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ sẽ dành 900 triệu USD giúp bồi thường các nhà đầu tư liên quan bê bối của Credit Suisse.
Vùng ĐBSCL mỗi năm sản xuất từ 24 đến 25 triệu tấn lúa, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông hộ. Sản lượng lúa lớn cũng đồng nghĩa với việc khối lượng phụ phẩm từ lúa gạo cũng đến hàng chục triệu tấn rơm rạ, hàng triệu tấn trấu, vỏ trấu. Tuy nhiên, những phụ phẩm từ lúa gạo vẫn chưa được chú trọng đúng cách, vẫn còn lãng phí tài nguyên. Nếu những nguồn phụ phẩm này được tái chế, tái sử dụng một cách hiệu quả sẽ đem lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tạo giá trị gia tăng cho ngành lúa gạo.
- Đại sứ quán Ấn Độ hỗ trợ nhiều tỉnh thành Việt Nam tổ chức ngày Quốc tế Yoga 2024 - Nâng tầm trái vải Việt tại Thái Lan - Quá trình đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn 1976 - 1977
Đang phát
Live