
Đất nước vừa qua những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. ngày 30/4 – kỷ niệm 46 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; ngày 7/5 kỷ niệm 67 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Người dân cả nước hướng về những ngày kỉ niệm để tri ân thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thêm ý thức, trách nhiệm gìn giữ hòa bình, xây dựng đất nước phát triển, xứng đáng với công lao của lớp lớp cha anh. Trong khi đó, có một bộ phận đòi “xét lại lịch sử”, tìm mọi cách bóp méo lịch sử, nhằm tạo ra những nghi hoặc, thậm chí là phủ nhận công trạng của những người đã có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Mục đích của họ là gì? Và làm gì để nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn xấu dưới những chiêu bài, luận điệu rất tinh vi của họ? Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng viện lịch sử quân sự Việt Nam.
Tại buổi gặp mặt thông tin về đảm bảo an toàn bầu cử mới đây, trung tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, từ giữa tháng Tư đến nay, lực lượng chức năng xử lý, vô hiệu hóa nhiều đối tượng-hoạt động, thu giữ nhiều tài liệu xuyên tạc bầu cử. Chính vì vậy, để cuộc bầu cử thành công, người dân cần cảnh giác trước hành vi chống phá và những luận điệu xuyên tạc, đi ngược lại với tiếng nói của nhân dân
Chỉ còn 10 ngày nữa là diễn ra kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại các địa phương, các cơ quan chức năng và người dân đang khẩn trương chuẩn bị những công việc cần thiết để kỳ bầu cử được thành công, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá với tính chất tinh vi với mưu đồ chống phá bầu cử bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện về công tác bầu cử. Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Bá Dương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng sẽ phân tích sâu về vấn đề này.
Theo kế hoạch, Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng sẽ được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021. Càng gần đến thời điểm diễn ra sự kiện chính trị quan trọng này, các thế lực thù địch càng tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước bằng cách tung tin thất thiệt trên mạng xã hội, nhằm gây mất đoàn kết, bôi nhọ uy tín lãnh đạo và xuyên tạc tình hình Việt Nam. Trong đó, nổi lên là thủ đoạn xuyên tạc, tung tin giả mạo về công tác nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ 13; “sắp ghế” theo kiểu “thông tin vỉa hè” hòng chia rẽ, gây mâu thuẫn nội bộ, làm lung lạc lòng tin của người dân đối với Đảng. Nhìn thẳng Nói đúng hôm nay đề cập nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 13 với những phân tích của PGS, TS, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Những ngày này, cách đây 75 năm, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vậy nhưng, vẫn có một số phần tử cơ hội, phản động cố tình đưa ra luận điệu sai trái, thù địch, phủ nhận ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của sự kiện này, đổi trắng thay đen, bôi nhọ lịch sử dân tộc. “Xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám là đi ngược lại sự thật lịch sử” - chủ đề này được phân tích trong Chuyên mục Nhìn thẳng - Nói đúng.
Đang phát
Live