Sau đợt cuộc đột kích quy mô lớn vào bệnh viện lớn nhất Gaza, hôm qua, I-xra-en tiếp tục bao vây thêm 2 bệnh viện khác ở thành phố Khan Younis, với cáo buộc Hamas đang sử dụng các bệnh viện này làm căn cứ. Cùng với việc cản trở hàng cứu trợ nhân đạo vào phía Bắc và lên kế hoạch tấn công khu vực Rafa đông dân cư, Israel đang khiến cả thế giới quan ngại, bao gồm cả đồng minh số 1 của nước này là Mỹ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bàn về tình hình xung đột Nga- Ucraina, cũng như các nỗ lực nhằm khôi phục hành lang an toàn trên Biển Đen cho việc xuất khẩu ngũ cốc. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga- Ucraina đã bước sang năm thứ 3, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thể hiện vai trò trung gian trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga- Ucraina thông qua đàm phán. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phát huy được vai trò của mình để tìm ra công thức hòa bình mà các bên đều chấp nhận được?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa công bố kế hoạch cho Dải Gaza thời hậu chiến, với tham vọng kiểm soát an ninh với tất cả vùng đất phía Tây sông Jordan, bao gồm Bờ Tây và Gaza. Sáng kiến đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của các nhà lãnh đạo Palestine và đi ngược lại tầm nhìn của Mỹ đối với vùng đất bị chiến tranh tàn phá này.
Hôm nay (24/02) đánh dấu tròn 2 năm ngày nổ ra cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine. Mỹ và Châu Âu vẫn không ngừng tìm cách gia tăng trừng phạt với Nga, trong khi triển vọng về một thỏa thuận hòa bình vẫn mờ mịt. Diễn biến của cuộc xung đột cho đến nay là một bi kịch trong chính trị quốc tế và là một bi kịch đối với toàn thế giới. Hàng nghìn dân thường đã thiệt mạng, nhiều thành phố đổ nát và hàng triệu người buộc phải di tản. Cuộc xung đột đã phá vỡ cấu trúc an ninh châu Âu, vẽ lại mối quan hệ giữa các quốc gia và làm rạn nứt một nền kinh tế toàn cầu được kết nối chặt chẽ.
Trong khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự định bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết về Gaza do các nước Arập soạn thảo trong ngày hôm nay (20-2) thì Mỹ trình 1 dự thảo nghị quyết với một số điểm khác biệt. Lần đầu tiên Mỹ đã thay đổi cách ứng phó với chiến sự ở Gaza trong đó kêu gọi tạm dừng giao tranh và phản đối một cuộc tấn công trên bộ lớn của Israel vào thành phố Rafah.
Lực lượng Hamas của Palestine hôm qua (17/2) tiếp tục đưa ra yêu cầu ngừng bắn mới tại dải Gaza. Tuy nhiên, Chính phủ Israel đã ngay lập tức bác yêu cầu. Bất chấp nỗ lực của cộng động quốc tế trong việc thúc đẩy một lệnh ngừng bắn ở Gaza, sự cách biệt về quan điểm giữa lực lượng Hamas và quân đội Israel khiến chiến sự ở a vẫn chưa có hồi kết:
Hơn 3 tháng kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát, khói lửa vẫn tiếp diễn tại dải Gaza. Xung đột có nguy cơ lan rộng khi xuất hiện nhiều điểm nóng mới. Quân đội Mỹ đã thực hiện đợt không kích quy mô lớn nhằm hàng loạt mục tiêu ở Irắc và Xyri có liên quan đến Iran và các lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn nhằm đáp trả vụ tấn công tại Jordan khiến 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng gần đây. Trước động thái cứng rắn này từ phía Mỹ, các nước Iraq, Syria và Iran đã lên án các đợt không kích này, cáo buộc Washington phá hoại sự ổn định của khu vực. Tình hình hiện tại cho thấy xung đột Israel - Hamas đang đánh dấu bước leo thang căng thẳng nguy hiểm mới, đẩy Trung Đông vào vòng luẩn quẩn của bạo lực, đe dọa an ninh toàn khu vực, làm đình trệ chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như đà phục hồi mong manh của kinh tế thế giới. Thông điệp răn đe của Mỹ khi tập kích mục tiêu Iran ở Iraq và Syria liệu có đẩy xung đột lan rộng khắp Trung Đông?
Israel đã gửi đề xuất thông qua hai nước trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Israel - Hamas là Qatar và Ai Cập. Theo đó, Israel đồng ý tạm dừng chiến dịch quân sự trong 60 ngày để đổi lấy việc Hamas trả tự do cho 136 con tin còn lại mà lực lượng này đang giam giữ. Bên cạnh đó, đề xuất của Israel cũng bao gồm việc rút các lực lượng của nước này ra khỏi các khu vực dân cư chính ở Dải Gaza và dần đưa người Palestine trở lại khu vực phía Bắc của vùng lãnh thổ này, nơi họ đã buộc phải di dời theo yêu cầu trước đó của Israel. Hiện lực lượng Hamas vẫn chưa phản hồi về đề xuất của Israel, nhưng những nội dung trong đề xuất vẫn được dư luận quốc tế đặc biệt chú ý bởi hé lộ một số thay đổi trong cách tiếp cận của Israel. Thậm chí, một số người kỳ vọng đề xuất này nếu được Hamas chấp nhận sẽ là một bước ngoặt trong cuộc xung đột kéo dài hơn 3 tháng qua tại Trung Đông.
Israel đang chịu một sức ép ngày một lớn từ cả trong nước lẫn quốc tế, nhằm đảm bảo an toàn cho các con tin bị Hamas bắt giữ, ngừng bắn tại dải Gaza và thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột rộng lớn hơn giữa Israel và Palestine. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel vẫn đang giữ vững quan điểm, bác bỏ mọi sức ép, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng “vượt tầm kiểm soát”.
Tiếp tục nỗ lực ngoại giao con thoi tại Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua (10/01) đã tới Bờ Tây và hội kiến Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nhằm thúc đẩy tầm nhìn cho dải Gaza thời hậu chiến, trong đó bao gồm các bước cụ thể hướng tới một Nhà nước Palestine trong tương lai.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live