Cuộc xung đột giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas tại dải Gaza đang là sự kiện đẫm máu nhất trong lịch sử 75 năm thành lập đất nước Israel. Một tháng trôi qua, cuộc chiến vẫn không ngừng leo thang, nhiều lời kêu gọi ngừng bắn của quốc tế đều bị bác bỏ. Thảm họa nhân đạo ngày một tồi tệ; thành phố Gaza bị chia cắt và một chiến dịch quân sự lớn vào miền Bắc dải đất này đang cận kề.
Hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối Israel tấn công Gaza đang diễn ra trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, Đức, Anh và Pháp. Nhiều nước đã triệu hồi Đại sứ, thậm chí cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Xung đột Israel – Hamas vẫn đang leo thang từng giờ, giữa lúc Mỹ và thế giới Ả Rập tỏ rõ bất đồng về cách giải quyết.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm qua (3/11) hối thúc Armenia và Azerbaijan nối lại tiến trình đàm phán hòa bình do cộng đồng quốc tế làm trung gian. Lời kêu gọi được đưa ra vài tuần sau khi Azerbaijan giành lại vùng lãnh thổ Nagorno Karabakh từ phe ly khai thuộc sắc tộc Armenia.
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông ngày càng diễn biến căng thẳng. Thủ tướng Israel Netaniahu vừa lên tiếng bác bỏ mọi lời kêu gọi ngừng bắn với Hamas. Trong khi đó cục diện an ninh trên khắp Trung Đông cũng trở nên phức tạp và khó lường, khi giao tranh vũ trang đồng loạt bùng phát tại nhiều chiến trường khu vực. Trên mặt trận ngoại giao, cuộc xung đột giữa Israel với lực lượng Hamas cũng khiến mối quan hệ giữa một số quốc gia Hồi giáo và Nhà nước Do Thái trở nên xấu đi. PV Bá Thi – thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông, châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (27/10) cảnh báo cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas sẽ kéo dài, đồng thời cho biết Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ một lệnh đình chiến nhân đạo để cứu giúp người dân tại dải Gaza.
Saudi Arabia vừa đình chỉ các cuộc đàm phán về việc bình thường hóa quan hệ với Israel trong bối cảnh xung đột Israel - Hamas leo thang căng thẳng. Thông báo này đưa ra nhân chuyến thăm Saudi Arabia của Ngoại trưởng Mỹ Blinken, địa điểm cuối cùng trong chuyến công du 6 nước Trung Đông của ông. Trước khi xung đột bùng phát, Saudi Arabia từng đề cập tới những tín hiệu khả quan trong tiến trình ngoại giao do Mỹ làm trung gian, nhằm bình thường hóa quan hệ giữa nước này và Israel. Saudi Arabia coi đây là một bước đi mang tính bước ngoặt của đôi bên và đóng góp tích cực cho hoà bình khu vực. Tuy nhiên, xung đột Israel-Hamas khiến quá trình đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Saudi Arabia - Israel gập ghềnh. Động thái cứng rắn này của Saudi Arabia và cuộc xung đột Israel-Hamas sẽ tác động ra sao đến quá trình xích lại gần hơn thế giới Ả-rập của Israel?
“Để xây dựng nền hoà bình bền vững tại Trung Đông thì cần phải đảm bảo an ninh cho Israel và hình thành một nhà nước độc lập cho người Palestine”, đây là tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong bài phát biểu đầu tiên liên quan đến xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas kể từ khi bùng phát ngày 07/10.
Cuộc xung đột đẫm máu giữa Israel và Hamas vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, không chỉ làm trầm trọng hơn tình hình an ninh Trung Đông mà còn là vấn đề địa –chính trị gây tác động đến lợi ích và chính sách của nhiều bên, trong đó có Mỹ.
Di chuyển quân đến dải Gaza, tăng cường phong toả vùng lãnh thổ Palestine và củng cố nội các đoàn kết dân tộc, …Israel đang tăng cường các phản ứng với phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas. Bốn ngày sau cuộc tấn công được mô tả là “lớn nhất và kịch tính nhất” của Hamas nhằm vào lãnh thổ Israel, xung đột vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt và thậm chí có nguy cơ lan rộng. Trong bối cảnh đã có hàng nghìn người thương vong từ cả hai bên, cộng đồng quốc tế đang gia tăng các nỗ lực hoà giải.
Hôm qua, Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi chấm dứt ngay lập tức xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas nhằm tránh gia tăng thương vong và thiệt hại tài sản. Indonesia cũng lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi khu vực xung đột.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live