Đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6 triệu 500 nghìn tấn gạo các loại, thu về hơn 4 tỷ USD- 25 tác phẩm được vinh danh tại Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023- Mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở cao, nhiều địa phương miền Trung sơ tán, di dời hàng nghìn hộ dân- Sri Lanka đóng cửa tất cả các trường học trong ngày hôm nay, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày mai- Liên minh Châu Âu (EU) cam kết dành 10 tỷ euro để cứu trợ lũ lụt
- Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ - Cần hoàn thiện “quy trình” trong tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất - Xuất khẩu trái cây vùng ĐBSCL, thế mạnh cần phát huy.
Vùng ĐBSCL nơi đóng góp lớn về xuất khẩu trái cây của cả nước, nhiều loại trái cây đã xâm nhập các thị trường quốc tế và được người tiêu dùng đón nhận, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.... Câu chuyện hàng nông sản chiếm lĩnh thị trường khó tính đã chứng minh quy trình canh tác an toàn, sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay quy mô sản xuất của người dân chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết với doanh nghiệp nên gặp khó trong xây dựng vùng nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu. Giải pháp trong xuất khẩu trái cây tại Đồng bằng sông Cửu Long ra sao? Bài viết của phóng viên Phạm Hải cho thấy rõ vấn đề này.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông sản 8 tháng qua đã lập kỳ tích khi đạt hơn 40 tỷ USD, tăng 18,6 % và tăng đều ở tất cả các mặt hàng nông lâm, thuỷ sản. Mới đây, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức ký kết 3 Nghị định thư quan trọng, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc, mở ra cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu cho nông sản của nước ta thời gian tới. Những tháng cuối năm, các sản phẩm nông nghiệp có nhiều cơ hội lớn để bước vào chu kỳ tăng tốc xuất khẩu, sớm đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm ở mức 55 tỷ USD. Làm sao để xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tiếp tục đạt, thậm chí vượt mục tiêu đề ra năm nay trong bối cảnh suy thoái kinh tế và thị trường đặt ra ngày càng nhiều rào cản về an toàn chất lượng và kiểm dịch thực vật?
Theo Bộ Nông nghiệp - Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, lượng gạo xuất khẩu của nước này trong gian đoạn từ tháng 01 - 07 năm nay tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong giai đoạn này kể từ năm 2014, khi Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản bắt đầu thu thập dữ liệu.
Hôm nay (27/8), tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024, các doanh nghiệp cho biết, mặc dù tình hình xuất khẩu gỗ đang hồi phục nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn phải đối mặt.
Chia sẻ về quá trình nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện về sản phẩm vắc xin dịch tả lợn Châu Phi do Việt Nam sản xuất, ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần AVAC Việt Nam cho biết, vắc xin AVAC ASF LIVE là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ đàn lợn, nhất là đối với chăn nuôi nông hộ và quy mô vừa và nhỏ phổ biến ở Việt Nam, Philippine, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Myanma.
Xuất khẩu sầu riêng tươi từ Thái Lan sang Trung Quốc ghi nhận phục hồi mạnh mẽ trong quý II/2024 sau khi giảm vào đầu năm nay, nhờ năng suất thu hoạch theo mùa tăng đột biến và chất lượng ổn định.
Tín hiệu tích cực từ đơn hàng xuất khẩu ngành dệt may.- “Vượt gió” trên cung đoạn khó nhất của Dự án Đường dây 500kV mạch 3.- Hưng Yên: Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
7 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,81%. Trong bối cảnh không thuận của kinh tế quốc tế và cả khó khăn nội tại từ trong nước, tỉnh Hưng yên đang đẩy mạnh và triển khai thực chất hơn nữa các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, trợ lực cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển. PV Xuân Lan phản ánh:
Đang phát
Cuộc sống 36517h00-17h50
Live