VOV1 - Trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã có những điều chỉnh đáng kể trong chi tiêu, ưu tiên các sản phẩm thiết yếu, có giá trị sử dụng cao và thay đổi phương thức mua hàng.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến yếu tố bền vững. Đã có khoảng 24% người tiêu dùng Việt đang chú trọng đến lối sống bền vững trong các kế hoạch ngắn hạn. 16% người tiêu dùng Việt coi tương lai bền vững là một yếu tố quyết định tiêu dùng của họ trong các ưu tiên dài hạn. Thông tin được bộ phân nghiên cứu bán lẻ của NielsenIQ Việt Nam đưa ra tại Hội thảo thường niên về Phát triển bền vững với chủ đề "Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn" do Báo Đầu tư tổ chức mới đây. Tác động của xu hướng tiêu dùng bền vững đang mở ra cơ hội, cũng là thách thức của không ít doanh nghiệp Việt Nam.
Trụ cột tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả như vậy, một phần là do chúng ta thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngày càng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đã chủ động tiếp cận - sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã những điều chỉnh đáng kể, từ cắt giảm mức chi tiêu không cần thiết, hạn chế mua hàng hoặc thay đổi phương thức và lựa chọn xoay sở với ngân sách thu hẹp hơn so với trước đây. Những thay đổi này mang tới nhiều thách thức, buộc doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn, cung cấp các giải pháp phù hợp và tạo sự hài lòng cho người tiêu dùng. Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc khi mà nền kinh tế đang có sự phục hồi và phát triển. Đặc biệt, với xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, doanh nghiệp đã nâng chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm cho khách hàng, góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ khởi sắc hơn.
Phát triển bền vững - giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế EVFTA.- Thúc đẩy tiêu dùng xanh, hướng tới phát triển bền vững.- Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường - nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Phân lô bán nền và câu chuyện quản lý.- Xu hướng tiêu dùng thay đổi sau dịch bệnh.- Doanh nhân Nguyễn Văn Đính và thông điệp: Vì sự phát triển bền vững thị trường BĐS Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 tác động vào tất cả các lĩnh vực và ảnh hưởng đến mọi nhà, mọi người. Ngay trong thời điểm căng thẳng nhất của dịch bệnh cách đây vài tháng, xu hướng, thói quen của người tiêu dùng trong nước, nhất là ở các đô thị lớn như TPHCM thay đổi đáng kể, cả do chủ quan và khách quan. Đến nay, dù tình hình đã bớt căng thẳng nhưng những thay đổi trong việc mua sắm, tiêu dùng, sử dụng dịch vụ, hàng hóa…vẫn còn. Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải kịp thời điều tiết, thay đổi mẫu mã, giá cả, hình thức mua bán, giao hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn “bình thường mới”. Bài viết của Minh Hạnh đề cập vấn đề này:
Đang phát
Live