Hướng tới môi trường y tế thân thiện, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nhiều bệnh viện ở tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh phong trào “Sáng-Xanh - Sạch - Đẹp”, hình thành diện mạo cơ sở y tế khang trang đi đôi với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Sau hơn 3 năm triển khai Quyết định 5959 của Bộ Y tế về xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp, Quảng Ninh là một trong 2 tỉnh dẫn đầu miền Bắc về kết quả thực hiện.
Tiến trình đến Net zero của các nhà máy nhiệt điện than: Những khuyến nghị chính sách - bài 3 loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”.- Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024: nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sáng nay (5/12), tại Hà Nội, đã diễn ra tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới”. Tại toạ đàm, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực đều chung nhận định, ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều khu vực, trong đó hoạt động giao thông vận tải là nguồn chính gây khói mù đô thị và suy thoái môi trường. Quá trình chuyển đổi hướng tới giao thông xanh như việc sử dụng xe điện (EV) đang cho thấy những cơ hội và thách thức đối với nỗ lực cải thiện chất lượng không khí ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch. Như chúng tôi đã thông tin, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc “Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức cần được tháo gỡ để hiện thực hoá chủ trương này. Đây cũng là nội dung bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” được các PV Nguyên Long và Quang Huy đề cập, với nhan đề “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”.
Tiếp tục loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”, Bài 2 với chủ đề: “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng để phát triển sản xuất dịp cuối năm.
Sáng nay 4.12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn năm 2024, với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” với sự tham gia của 300 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp. Đây là một trong những hoạt động chiến lược, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. PV Xuân Lan thông tin:
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, hệ thống bán lẻ của Việt Nam đang đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức lớn. Đây là thông tin đáng chú ý tại Diễn đàn Chính sách và Pháp luật Phát triển Thương mại trong nước năm 2024 với chủ đề “Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại nhanh, bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức chiều nay (4/12) tại Hà Nội. Diễn đàn là một sự kiện thường niên nhằm thúc đẩy việc triển khai hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra vào tháng 11/2024 vừa qua, Việt Nam kiên định mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Muốn trung hoà carbon hay đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 (Net Zero) thì từng lĩnh vực, ngành nghề, thậm chí từng cá nhân đều phải có trách nhiệm thực hiện và đạt được mục tiêu này. Tại Việt Nam, sản xuất điện là nguồn phát thải carbon lớn nhất do còn nhiều nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Do vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, “xanh hoá” các nhà máy điện than hiện hữu, sau năm 2030 không đầu tư mới các nhà máy nhiệt điện than và từ năm 2050 không còn sử dụng than để phát điện. Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc“Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Ghi nhận những nỗ lực giảm phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu, đồng thời phân tích những khó khăn thách thức và đưa ra khuyến nghị giải pháp nhằm hiện thực hoá mục tiêu “trung hoà carbon”, nhóm PV Nguyên Long và Quang Huy thực hiện loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. Chương trình hôm nay phát sóng bài đầu tiên với nhan đề: “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống”.
- “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống” bài đầu tiên trong loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. - Thị trường du lịch Tết sôi động, nhiều doanh nghiệp lữ hành phấn khởi.
Sa mạcTaklimakan, nơi được mệnh danh là “Biển tử thần” và cũng là sa mạc lớn nhất Trung Quốc đã hoàn thành vành đai xanh dài 3.046 km trong một nỗ lực trồng cây chặn cát sau nhiều chục năm.
Đang phát
Live