Sau mùa khô cháy bỏng, các địa phương khu vực Tây Nguyên lại khẩn trương chuẩn bị ứng phó mùa mưa bão. Ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lak, đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước, đội ngũ công nhân cây xanh đô thị càng tất bật làm việc, chăm sóc-phục hồi hoa viên-thảm cỏ và phòng chống ngã đổ cây cối. Lòng yêu nghề của những công nhân quanh năm cặm cụi với cỏ-cây-hoa-lá, đang góp phần kiến tạo nên thành phố đẹp, có rừng trong đô thị và có đô thị trong rừng, nâng cao cả giá trị sinh thái, môi trường và mỹ quan tinh tế.
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Dự báo, 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực. Những nỗ lực tìm kiếm và sử dụng hiệu quả năng lượng xanh, cũng như các hành động cấp bách nhằm giảm phát thải của các quốc gia, trong đó có mục tiêu phát triển giao thông xanh sẽ là những giải pháp quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần vào nỗ lực phát triển xanh trên toàn thế giới.
Thách thức trong thực thi các quy định về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - EPR.- Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm?
Hiện nước ta là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Trước những tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đổi mới công nghệ đóng vai trò như một chìa khóa để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số, từ đó là nền tảng cho kinh tế xanh phát triển.
Trong quý I/2024, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được gần 10 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có nhiều tín hiệu khởi sắc, bởi các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu dệt may. Tín hiệu vui là vậy, song ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do xung đột, căng thẳng địa chính trị trên thế giới, hàng rào kỹ thuật, chi phí đầu vào tăng, tỷ giá neo ở mức cao... Để tìm cơ hội trong thách thức, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong nước đạt 44 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.Diễn đàn Chủ nhật tuần này bàn về chủ đề “Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa”, với sự tham gia của hai vị khách là TS Trần Thị Mai Thành - Phó Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia và ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10.
- Doanh nghiệp cần làm gì để nắm bắt cơ hội chuyển đổi xanh- PV ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch Công ty cổ phần giao thông Phương Thành về giải pháp quản lý vận hành đường cao tốc- Hà Nội tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công
“Cần nâng cao hiểu biết của công chúng về chuyển đổi năng lượng giữa các thành phần xã hội khác nhau ở Việt Nam. Đặt người dân làm trung tâm, đảm bảo rằng mọi chủ thể trong xã hội tham gia tích cực, chủ động vào quá trình chuyển dịch năng lượng, thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh mà chính phủ Việt nam đang hướng tới, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” – Đó là những nội dung được bàn luận tại Chương trình Hội thảo “Truyền thông Nâng cao Nhận thức Cộng đồng về Chuyển dịch Năng lượng” do Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á-thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc phối hợp với Vụ Kinh tế Công nghiệp Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào sáng nay 23/4. PV Xuân Lan thông tin:
- Phỏng vấn ông Tăng Văn Quản, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Dương về những giải pháp của thành phố nhằm hướng đến đô thị xanh, thông minh - Liên Hợp Quốc kêu gọi kế hoạch khí hậu mạnh mẽ hơn, chỉ còn 2 năm để hành động
Ngày 21/4, Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Triển lãm Công nghiệp xanh quốc tế Lạng Sơn 2024.
Những ngày cuối tuần này, “Phiên chợ Xanh– Tử tế” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức, kỷ niệm 7 năm hoạt động, kết nối người sản xuất nông nghiệp trong cả nước với ngưới tiêu dùng TP.HCM. Từ phiên chợ đầu tiên diễn ra vào năm 2016 chủ yếu cho các bạn trẻ khởi nghiệp trong nông nghiệp giới thiệu sản phẩm, đến nay phiên chợ đã trở thành một địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng TP vào mỗi cuối tuần.
Đang phát
Live