
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (gọi tắt là COP26), Việt Nam đã đưa ra cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chung tay giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. “Net Zero với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính” – nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
Bài 2 loạt bài "Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR): Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế".- Xanh hóa bao bì: Xu hướng tất yếu để phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 2/3. Xác định là tập đoàn kinh tế năng lượng trụ cột của đất nước, Tập đoàn dấu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi xanh. Trong đó, cùng với giảm phát thải trực tiếp, Petrovietnam đang tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon nhằm bù đắp phần phát thải. CTV Thuỳ Dung tổng hợp thông tin:
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Dự báo, 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực. Những nỗ lực tìm kiếm và sử dụng hiệu quả năng lượng xanh, cũng như các hành động cấp bách nhằm giảm phát thải của các quốc gia, trong đó có mục tiêu phát triển giao thông xanh sẽ là những giải pháp quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần vào nỗ lực phát triển xanh trên toàn thế giới.
Trong quý I/2024, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được gần 10 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có nhiều tín hiệu khởi sắc, bởi các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu dệt may. Tín hiệu vui là vậy, song ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do xung đột, căng thẳng địa chính trị trên thế giới, hàng rào kỹ thuật, chi phí đầu vào tăng, tỷ giá neo ở mức cao... Để tìm cơ hội trong thách thức, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong nước đạt 44 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.Diễn đàn Chủ nhật tuần này bàn về chủ đề “Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa”, với sự tham gia của hai vị khách là TS Trần Thị Mai Thành - Phó Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia và ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10.
Tăng cường kết nối, nỗ lực đưa hàng Việt tới gần hơn với người tiêu dùng.- “Cởi trói” thủ tục về an toàn thực phẩm - thành tựu cải cách môi trường kinh doanh cần được phát triển và nhân rộng.- Bình Dương xanh hóa các khu công nghiệp.
Với định hướng phát triển công nghiệp bền vững gắn với đô thị thông minh, hiện nay, tỉnh Bình Dương đang hình thành các khu công nghiệp (KCN) xanh nhằm thu hút dòng vốn “sạch”, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh. Trước định hướng của tỉnh, các doanh nghiệp cũng đã tự chuyển đổi để phù hợp với xu thế chung.
Với định hướng phát triển công nghiệp bền vững gắn với đô thị thông minh, hiện nay, tỉnh Bình Dương đang hình thành các khu công nghiệp (KCN) xanh nhằm thu hút dòng vốn “sạch”, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh. Trước định hướng của tỉnh, các doanh nghiệp cũng đã tự chuyển đổi để phù hợp với xu thế chung.
PV ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình về giải pháp thu hút doanh nghiệp tham gia dự án Nhà ở xã hội- Đô thị xanh – Xu hướng phát triển BĐS bền vững- Khu đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa với nhiều cơ hội phát triển
Những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã cùng với tỉnh Quảng Ninh nỗ lực thực hiện chiến lược chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, chủ động triển khai các giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm xanh hóa môi trường sản xuất than. Thêm hàng trăm hecta cây xanh, sử dụng lại khai trường mỏ làm quỹ đất và hồ chứa nước phục vụ đời sống, sản xuất… tiếp tục là những định hướng của ngành than tại Quảng Ninh để “xanh hoá môi trường khai thác”, bảo vệ môi trường trong năm nay. Chiến lược này không những giúp cân bằng, hài hòa với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mà còn giúp ngành than bảo đảm các mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Đang phát
Live