Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.- Thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề gấp từ 2 đến 3 lần so với lao động thuần nông- Thông tin đưa ra tại Tọa đàm “Để lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội”.- Nhiều chỉ tiêu phát triển Khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa không đạt kế hoạch đề ra dù được áp dụng cơ chế ưu đãi.- Mỹ thông báo kế hoạch tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.- 20 người đang được điều trị tích cực sau sự cố máy bay của hãng hàng không Singapore Airlines.
Ngày 22/05, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức chương trình khảo sát thực tế tại các làng nghề của Hà Nội và tọa đàm “Để lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội”. Chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình truyền thông Những cống hiến thầm lặng năm 2024. Tại tọa đàm, các ý kiến cho rằng, một phần lý do họ chưa tham gia BHXH tự nguyện là do họ chưa hiểu rõ các chính sách của BHXH, thu nhập của họ cũng không cao; các thủ tục, cơ chế chính sách của BHXH chưa thật sự thông thoáng, thuận tiện, chưa hấp dẫn người dân. Hiện, những người tham gia BHXH tự nguyện mới có hai chế độ hưu trí và tử tuất. Để lao động tự do, lao động làng nghề tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, tham gia BHXH tự nguyện thì cần có cơ chế đóng linh hoạt hơn; tăng quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về BHXH tự nguyện, cần hình thành quỹ hỗ trợ ban đầu khi lao động làng nghề tham gia BHXH tự nguyện.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 15 đang diễn ra trong bối cảnh thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024. Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm với mong muốn Luật BHXH (sửa đổi) cần bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương.
Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15. Ngay trong phiên khai mạc, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Một trong những vấn đề được quan tâm là chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động, vốn 3 năm liền không đạt mục tiêu Quốc hội giao. Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân năm 2024 được điều chỉnh là 4,8-5,3%, thay vì 5-6% của năm 2023. Năng suất lao động, yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Vậy cần những giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra?
Nhu cầu thuê nhà ở xã hội của công nhân lớn, cần tăng nguồn cung nhưng doanh nghiệp không mặn mà làm loại hình này. Đây là ý kiến của các đại biểu tại tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" do Báo Tuổi Trẻ tổ chức chiều nay (18/5).
Loạt bài: Để gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở phát huy hiệu quả. Bài 2: Gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng – những nút thắt cần tháo gỡ- Phỏng vấn ông Bùi Quang Anh Vũ, TGĐ Công ty CP BĐS Phát Đạt về chính sách tín dụng cho thị trường BĐS- Luồng lạch cảng Mỹ Á bồi lấp, tàu thuyền ra vào khó khăn- thực trạng tại tỉnh Quảng Ngãi.
Tại chương trình “Cảm ơn người lao động”do Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức chiều 11/5, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận chương trình nhà ở xã hội.
Chiều nay 10,5, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Quy định mới về nhà ở xã hội – Từ chính sách đến thực thi”. Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã phân tích những điểm mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) có tác động đến công tác phát triển nhà ở xã hội. Những quy định định mới này nếu được thực thi từ 1/7/2024, tức là sớm hơn 6 tháng so với các bộ luật mới được Quốc hội thông qua, sẽ góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đề ra là đến 2030, cả nước sẽ xây dựng được 1 triệu căn nhà ở xã hội. Phản ánh của phóng viên Thành Trung:
Sự phổ biến của mạng xã hội đang làm cho quyết định của các nền tảng này ảnh hưởng đến sự vận hành của xã hội. Trong thời gian gần đây, tại Australia đã xuất hiện mâu thuẫn mới giữa chính quyền và một số mạng xã hội khi các nền tảng này không thực hiện các yêu cầu của cơ quan chức năng. Để tạo cơ sở cho những bước đi tiếp theo và cũng là để đánh giá kỹ hơn về tác động của mạng xã hội tới đời sống của nước này, Australia sẽ thành lập một ủy ban để thực hiện công việc này.
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội - Phỏng vấn bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp và xây dựng – Tổng cục thống kê về những điểm mới trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2024 - Lạng Sơn chủ động phân luồng giao thông, tránh ùn tắc hàng hóa mùa cao điểm xuất khẩu nông sản.
Đang phát
Live