Những năm gần đây, phim remake (thể loại phim có kịch bản nước ngoài được Việt hóa) bùng nổ ở cả hai “mặt trận” điện ảnh và truyền hình. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, phim truyền hình Việt đã làm nên những kỷ lục bất ngờ, tạo nên “cơn sốt” trên màn ảnh nhỏ. Phải khẳng định rằng, remake đóng vai trò quan trọng, song đây không phải là giải pháp bền vững trong cơn khát bí bách kịch bản hay, mới lạ, sáng tạo của điện ảnh và truyền hình nước ta.
Với chủ đề “Bức tranh kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022”, Hội thảo bằng hình thức trực tuyến được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ phối hợp cùng Cơ quan Thường trú Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) tại ĐBSCL và Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức sáng ngày 1/10. Đây là cơ hội để các nhà quản lý địa phương, doanh nghiệp vùng ĐBSCL hiểu rõ hơn về bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước trong đại dịch Covid 19, những thách thức phải đối mặt cũng như nắm bắt, xây dựng chính sách và kế hoạch kinh doanh thích ứng khi bước vào giai đoạn phục hồi.
Theo danh sách của Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Viettel là doanh nghiệp công nghiệp – công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhiều nhất. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội Viettel vừa nhận thêm 2 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ. Đó là sáng chế về "Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu" và sáng chế "Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng". Trong đó, sáng chế “Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu” giúp vận hành mạng viễn thông hiệu quả và đảm bảo an toàn dữ liệu cho khách hàng. Sáng chế “Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng” được ứng dụng trong việc sản xuất đài Radar 3D. Đáng chú ý, cả hai sáng chế này đều do nhóm kỹ sư nằm trong độ tuổi 9X của Viettel phát triển. Như vậy, đến hết tháng 8/2021, Viettel đã có tổng cộng 339 đơn đăng ký sáng chế trong nước, 49 đơn đăng ký sáng chế tại Mỹ. Trong đó, 44 bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam và 07 bằng sáng chế được cấp tại Mỹ.
Chương trình du lịch nội địa toàn quốc, khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 đã chính thức khởi động với sự hưởng ứng của đông đảo doanh nghiệp lữ hành và nhiều địa phương trên cả nước.
+ Bảo vệ và phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển + Phỏng vấn ông Đặng Văn Nhỡ, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng ngập mặn Đông Long về việc trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn. + Câu hỏi Tìm hiểu biển, đảo VN.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 25-28/9 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-giây La-vrốp (Sergey Lavrov), chiều 25/9, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn thăm Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, gặp gỡ cán bộ nhân viên Đại sứ quán và đại diện các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán, doanh nhân tiêu biểu, cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga.
Ngày 25/9, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng dẫn đầu đã có buổi kiểm tra tình hình và làm việc định kỳ tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2.
19 giờ tối qua 23/9, Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt nam- Chi Lê 2021 đã diễn ra do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương; Thương vụ - Đại sứ quán Việt nam tại Chi Lê và Phòng Thương mại Chi lê- Việt nam tổ chức, đã thu hút 50 doanh nghiệp của hai nước tham gia. Qua hội nghị có thể thấy còn rất nhiều tiềm năng hợp tác về thương mại giữa hai nước thông qua việc thực thi các Hiệp định thương mại song phương và đa phương. PV Xuân Lan thông tin:
Sau 9 năm triển khai Chương trình phái cử điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam đã tuyển chọn, đào tạo và đưa được gần 1.900 ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản đánh giá: Ứng viên điều dưỡng hộ lý Việt Nam có tính cần mẫn, nhiệt tình trong công việc, năng lực chuyên môn và đảm đương được công việc mà nhân viên điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản đang làm. Hiện các cơ sở y tế của Nhật Bản mong muốn tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng hộ lý từ Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, mới 2 tuổi đã bắt đầu có triệu chứng teo cơ. Căn bệnh càng ngày càng nặng khiến cho mọi sinh hoạt trở nên khó khăn và gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Tuy vậy với sự chăm chỉ, hiếu học của mình, cậu bé này cũng đã nỗ lực học hết cấp 2. Do nhiều yếu tố, anh phải nghỉ học giữa chừng, nhưng nỗi nhớ sách vở, bút nghiên vẫn day dứt khôn nguôi. Vì vậy, anh đã không ngừng tự học, đọc nhiều loại sách vở và đặc biệt khi đôi tay không thể cầm bút anh đã ngậm bút vào miệng để tập viết chữ và anh đã thành công. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay với chủ đề: “Thầy giáo viết chữ bằng miệng và câu chuyện vượt lên số phận” kể về thầy giáo Phùng Văn Trường, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, một người thầy “tàn nhưng không phế”, luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và lan tỏa tình yêu thương, kiến thức và những điều tốt đẹp đến nhiều em nhỏ và cuộc sống.
Đang phát
Live