Hiểu thế nào cho đúng về trùng tu di tích, nhìn từ việc trùng tu biệt thự Pháp cổ ở số 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội? - Australia nghiên cứu ứng dụng công nghệ in 3D trong cơ thể người để chữa bệnh- Rộn ràng sắc màu văn hóa Bắc Kạn- hưởng ứng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị trên thế giới, Thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn được đánh giá là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức tăng 74% trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 tiếp tục tăng 11,1% so với năm 2021 (từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD), đưa Việt Nam lên vị trí thứ 32 trong top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, đến nay qua gần 20 năm phát triển đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Nhân kỷ niệm 15 năm Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hằng năm là ngày Thương hiệu Việt Nam, PV Nguyên Long phỏng vấn ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương về những kết quả đạt được cũng như ý nghĩa của chủ đề "Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh" - Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023:
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22/4/2023. Nhân sự kiện quan trọng này, phóng viên Đài TNVN đã có cuộc trao đổi với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Séc Thái Xuân Dũng về những nội dung trọng tâm của chuyến thăm.
“Việt Nam và Australia sẽ tăng thêm các chuyến bay giữa hai nước để thúc đẩy trao đổi, hợp tác du lịch hai chiều vượt giai đoạn trước đại dịch Covid-19”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia, Thượng Nghị sỹ Don Farrell khi trả lời báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam từ ngày 16-20/4. Trong đó, thương mại và du lịch sẽ tiếp tục là một trong những trọng tâm hợp tác, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế - đầu tư giữa hai nước thời gian tới.
“Việt Nam không chỉ sản xuất lương thực thực phẩm cho 100 triệu dân trong nước mà còn cho toàn cầu với tư cách là nhà cung cấp lương thực, thực phẩm trách nhiệm, minh bạch và bền vững”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tại buổi họp báo về “Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững – Mạng lưới một hành tinh” do Việt Nam đăng cai tổ chức, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24-27/4 tại Hà Nội.
“Việt Nam với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể bắt kịp, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường”, đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị “Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Lộ trình đến thành công” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng nay (18/04) tại Hà Nội.
Sáng nay 17/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam- Australia lần thứ ba. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Australia Don Farrell đồng chủ trì hội nghị.
Sáng nay 17/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam- Australia lần thứ ba. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Austraylia Don Farrell đồng chủ trì. PV Xuân Lan thông tin:
Từ đầu tháng 4 đến nay, số ca mắc Covid-19 ở nước ta có xu hướng gia tăng. Chỉ trong 3 ngày (từ 13 đến 15/4), mỗi ngày cả nước ghi nhận từ gần 500 đến gần 800 ca mắc mới, trong khi trung bình 7 ngày trước đó chỉ ghi nhận khoảng 120 ca mỗi ngày. Vậy tình trạng này có đáng lo ngại không, cần ứng phó như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đang phát
Live