VOV1 - Trong hai ngày 22 -23/5, tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Điện lực 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cho các đơn vị khu vực miền Nam. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp cầu truyền hình trực tuyến.
VOV1 - Ngay sau khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Việc sửa luật này là trụ cột cho xây dựng và sửa các luật mới đúng thẩm quyền, đúng định hướng của Đảng.
VOV1 - Tại phiên họp 42 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội, khi cho ý kiến về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phân biệt rành mạch giữa tham vấn chính sách với lấy ý kiến, ứng dụng chuyển đổi số quy trình xây dựng luật
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng đại diện các cơ quan thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp Trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic. Bộ pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc xây dựng Bộ pháp điển đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như góp phần vào việc áp dụng và thi hành pháp luật được hiệu quả. Thông qua công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” hơn 08 nghìn văn bản QPPL của Trung ương, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đây là công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học đã chính thức được công bố và đưa vào cuộc sống sau chặng đường hơn 10 năm triển khai thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL.
Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027". Đề án đặt ra mục tiêu từ năm 2023, những chính sách có tác động lớn đến xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tổ chức truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến khi thông qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật .
Việc thực hiện quyết định số 407 ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027" thời gian qua đã được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được lưu tâm.
Sáng nay 8/7, triển khai các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban. Cùng tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.
Tính trạng văn bản pháp luật chống chéo, mâu thuẫn không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tồn tại nhiều năm nay. Để khắc phục tình trạng này, tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức thực thi, việc rà soát, hệ thống hóa van bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa cần thiết
Vẫn còn tình trạng văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, không xác định được tình trạng hiệu lực. Việc cập nhật các văn bản quy phạm mới được ban hành hoặc hết hiệu lực pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật còn chậm. Đây là một trong những nhận định được đề cập trong Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019- 2023 do Bộ tư pháp tổ chức sáng nay.
Sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 điểm cầu tại các tỉnh/thành trong cả nước. Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đăng đàn trả lơi chất vấn của các đại biểu.
Đang phát
Live