Sự chậm trễ trong ban hành hệ thống quy hoạch, giải ngân vốn đầu tư công, các văn bản hướng dẫn thi hành trong nhiều lĩnh vực, những bất cập trong quy định pháp luật đã gây lãng phí lớn về thời gian, cơ hội thực hiện, cơ hội thụ hưởng và lãng phí niềm tin của người dân, doanh nghiệp; chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%, dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là những nội dung chính được các đại biểu Quốc hội tập trung nêu ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay.
Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, vẫn ngóng “văn bản hướng dẫn”.- Nhiều cơ hội tỷ đô trong thu hút FDI.- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, 7.800 tỷ đồng “rót” vào sàn chứng khoán, đẩy VN-Index tăng lên.
“Vẫn còn tình trạng chồng chéo trong các văn bản pháp luật khiến cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khi áp dụng”. Đây là thông tin được dưa ra tại Hội thảo công bố Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
“ Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải dành sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này đúng tầm là một khâu đột phá chiến lược, thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển. Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho phát triển”. Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế vừa diễn ra.
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức hội nghị trực tuyến gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc để lấy ý kiến về việc mở cửa lại kinh tế. Tại hội nghị doanh nghiệp đã góp ý về biện pháp để tái hoạt động sản xuất và những khó khăn cản trở quá trình hoạt động sản xuất cần được tháo gỡ.
“Hơn 60% văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành” là con số thống kê do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đưa ra tại phiên họp mở rộng, xem xét thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, diễn ra sáng nay 6/9 tại Nhà Quốc hội.
Thưa quý vị và các bạn! Sau hơn 5 năm thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, nhưng theo thống kế của Bộ Tư pháp, số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trái pháp luật vẫn còn xảy ra. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp áp dụng đã phải thu hồi hoặc bị bãi bỏ gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước gây bức xúc trong dư luận xã hội …Đã đến lúc chúng ta cần làm rõ trách nhiệm và có chế tài xử lý nghiêm đối với những cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật kém chất luơng hoặc trái luật.
Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật - Đầu tư nhiều hơn các ngồn lực cho hoạt động xây dựng pháp luật -Quảng Bình: Bản kết luận giám định tư pháp có nhiều sai sót.
Với hơn 8.700 văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tiến hành rà soát trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 đã phát hiện nhiều nội dung quy định trong các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, hiện vẫn còn 32 trong tổng số 103 văn bản nợ chưa ban hành, trong đó có văn bản đã chậm hơn từ nhiều năm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cần phải làm gì để khắc phục? BTV Lê Tuyết bàn luận với vị khách mời là ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI.
Theo báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV tại phiên họp 48 Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn còn tồn tại. Hậu quả là tạo ra khoảng trống pháp lý, gây khó khăn, lúng túng trong việc thực thi pháp luật, phối hợp giữa các cơ quan. Tại sao lại có tình trạng này và cần làm gì để khắc phục?
Đang phát
Live