Những năm gần đây, các xu hướng làm đẹp như dùng retinol, tretinoin để lột da, peel da, tiêm meso, BAP, filler… bùng nổ. Trong đó, không ít người tin tưởng các quảng cáo thổi phồng, peel da, tiêm filler, tiêm các chất không rõ thành phần, chất lượng tại cơ sở không đảm bảo gây hậu quả nặng nề, thậm chí mù mắt vì tắc mạch.

TS.BS Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương kể về 2 trường hợp tai biến gần đây nhất với bệnh nhân 13 tuổi sau khi được một người không có chuyên môn tiêm chất làm đầy vùng mặt. Tương tự, bệnh nhân thứ hai cũng bị biến chứng nặng hai bên cằm sau khi cho một người tiêm gọn cằm mà không hề biết chính xác đã được tiêm chất gì: "Qua thăm khám thì bệnh nhân không cung cấp không biết nhân viên spa tiêm thuốc gì, thì rất khó khăn cho việc điều trị về sau, rồi giá tiền bao nhiêu, tất cả mọi cái, thì khi bạn ấy cung cấp hình ảnh thì là thuốc botox, 1 lọ khoảng 5 6 triệu đồng, trong khi bạn cho biết là cả công tiêm cả thuốc của bạn ấy tiêm là 2 triệu, thì mình không hiểu bạn ấy tiêm cái gì" - Bác sỹ Sơn cho biết.
Mĩ phẩm là một trong những mặt hàng bán chạy nhất trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận hàng nghìn sản phẩm được quảng cáo là “hàng xách tay”, “hàng chuẩn châu Âu”, Mỹ, Nhật… nhưng giá bán lại chỉ bằng một phần nhỏ so với hàng chính hãng.
Bác sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cảnh báo về những nguy cơ nghiêm trọng khi sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc giả mạo: "Nếu nơi sản xuất không đản bảo, hoặc đăng ký rồi nhưng sau đấy vấn đề hậu kiểm không được làm cho chuẩn, trong khi khách hàng mong muốn hiệu qủa nhanh, an toàn nhưng muốn tác dụng cho da và tóc trong thẩm mỹ thì không thể nhanh được, thông thường ng ta sẽ trộn thành phần hoá học không lường trước được, nếu thành phần đó đc công bố bs da liễu sử dụng đúng đối tượng, nhưng khi không biết mà bệnh nhân sử dụng phenol thì nguy cơ rất lớn, như là nhẹ nhẹ kịch ứng, nhiễm đọc, nhiễm độc cho tim mạch, bôi lâi dài rối loạn sắc tố thường là không phục hồi!"

PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, cũng giống như thuốc và thực phẩm chức năng, người dân khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ, nguồn cung cấp sản phẩm có đảm bảo an toàn hay không. Hiện nay, Bệnh viện Da liễu Trung ương có quy trình chặt chẽ trong việc kiểm duyệt các sản phẩm liên quan đến mỹ phẩm cung cấp tại nhà thuốc của bệnh viện.

Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, quá trình khám và điều trị, các bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai biến liên quan đến sản phẩm bôi chăm sóc da mua ở bên ngoài để điều trị bệnh lý hoặc làm đẹp. Vì vậy, người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các sản phẩm cho làn da: "Trong thời gian vừa rồi, BV Da liễu Trung ương cũng gặp khá nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai biến liên quan sản phẩm bôi, lên quan đến sản phẩm chăm sóc hay điều trị bệnh lý, làm đẹp,.. Tuy nhiên, để chứng minh sản phẩm là giả hay không thì cơ quan chức năng sẽ vào cuộc, còn BV chúng tôi phải đối mặt với các trường hợp như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng, đôi khi những tác dụng phụ, bệnh nhân sử dụng những sản phẩm mình không biết. Chúng tôi nghĩ rằng các sản phầm này có chứa thành phần về thuốc trong mỹ phẩm gây ra tác dụng phụ, cho nên khuyến cáo sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da cần phải biến rõ nguồn gốc, đặc biệt liên quan đến thành phần sử dụng" - PGS Nguyễn Hữu Doanh cho biết.

Mới đây, cơ quan công an đã phát hiện, triệt phá hằng trăm nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả tại Bắc Giang, Ninh Bình, Phú Thọ… được bán chủ yếu qua các sàn thương mại điện tử. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô kem chống nắng, do chỉ số chống nắng trên nhãn ghi SPF 50 nhưng kiểm nghiệm chỉ số SPF chỉ là 2,4. Các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng phải kem chống nắng giả, bôi cũng như không chỉ gây tác hại trực tiếp đến da, do không bảo vệ được làn da trước ánh nắng, mà còn có thể khiến một số bệnh toàn thân thêm trầm trọng.
Một số bệnh lý liên quan đến chống nắng như lupus ban đỏ, và các bệnh lý cần chống nắng khác nếu dùng kem chống nắng không đạt chuẩn sẽ làm tình trạng bệnh nặng nề hơn../.
Bình luận