Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. A Lưới luôn giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình 1719), huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển các Ngành công nghiệp Văn hóa Việt Nam diễn ra vào sáng nay 22/12 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy, đến hành động để đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sáng tạo, bản sắc, độc đáo chuyên nghiệp, cạnh tranh. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Sáng nay, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố cùng các bộ ngành liên quan do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Sự kiện thể hiện vai trò, tầm quan trọng trong định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam - được ví như “Hội nghị Diên Hồng” để hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong tương lai. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhấn mạnh, các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đã yêu cầu Chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa; đặc biệt là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam.
Chè Shan tuyết là một giống chè đặc biệt, loại chè này sống trên núi cao Việt Nam như Sơn La, Yên Bái, Hà Giang. Những cây chè shan tuyết mọc trong rừng có sức sống mãnh liệt. Cây chè shan tuyết cổ thụ tồn tại qua rất nhiều thế hệ của người dân tộc Tày, Dao, Mông. Búp chè được phủ một lớp lông tơ, bên ngoài màu trắng như tuyết nên gọi là chè shan tuyết hay trà tuyết. Đây thực sự là loại hiếm trên thế giới và rất quý vì dược tính cao, có lợi cho sức khỏe người dùng. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay bàn về chủ đề "Chè Shan tuyết lan tỏa tinh hoa Trà Việt” khách mời của chương trình là bà Nguyễn Thị Thắm - Giám đốc thương hiệu Trà Shanam thuộc công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc.
Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Thái là một trong ba dân tộc có dân số đông nhất trên địa bàn. Trải qua quá trình định cư lâu dài trên mảnh đất Tây Bắc, đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc, riêng biệt. Nhiều năm qua, bằng niềm đam mê, trách nhiệm, những người con dân tộc Thái luôn miệt mài nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn các làn ca, điệu múa, nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Từ đó, không chỉ giúp cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày một phong phú, đa dạng, mà còn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc.
Ngày hôm qua 8/12, lễ khai mạc Lễ hội văn hóa Ấn Độ - Nepal đã diễn ra tại Lumbini, Nepal, một trong Tứ Thánh địa của Phật giáo.
Ngăn ngừa loại hình tội phạm ma tuý xâm nhập học đường.- Hải Phòng đưa văn hóa dân gian đến gần với người dân.
Sở hữu hơn 1.100 di tích văn hóa, trong đó có hơn 500 di tich đã xếp hạng, Hải Phòng cong có nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang được cộng đồng thực hành và lưu giữ, lan tỏa và phát huy giá trị trong đời sống. Những câu lạc bộ văn nghệ hoạt động thường xuyên, một thể hệ trẻ hiểu, yêu thích và có thể thực hành hát ca trù, hát xẩm, hát đúm... là những kết quả minh chứng rõ nét cho nỗ lực bảo tồn văn hóa của địa phương.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023, hôm nay (30/11), tại Quảng trường 16/3, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum diễn ra hoạt động giới thiệu văn hóa ẩm thực các dân tộc vùng Tây Nguyên.
Sáng 28/11, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức tọa đàm khoa học “Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống thông qua di sản văn hóa ở bảo tàng, di tích”, với sự tham gia của đại diện Cục Di sản văn hóa và đại diện các Bảo tàng, di tích trên cả nước. Tọa đàm nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp, bổ sung kiến thức văn hóa, lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Đang phát
Live