
Chiều nay (8/11), Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023”. Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu, là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong lĩnh vực đô thị và đại diện doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Triển lãm Kho báu Thánh Gennaro ở Italia được thiết kế đặc biệt, phục vụ cả những du khách khiếm thị.- Tình yêu nghề của thầy giáo hơn 20 năm gắn bó với vùng cao tỉnh Quảng Nam, đã kết nối xây dựng gần 60 điểm trường.
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát huy tốt các lợi thế, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2020-2030. Sau 3 năm, Đề án đã mang lại hiệu quả bước đầu khi thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, thu hút đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, tạo việc làm cho người lao động.
Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn với hàng loạt nhóm vấn đề nóng, từ kinh tế, nội chính, tư pháp, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao du lịch, y tế, thông tin truyền thông. Bộ Nội vụ khẳng định, khi cải cách chính sách tiền lương, sẽ ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp.- Bộ Chính trị quy định 28 hành vi bị cấm trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.- Xử phạt chủ đầu tư dự án khu đô thị lấn vùng đệm vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 125 triệu đồng vì 2 vi phạm trong lĩnh vực môi trường.- Nga chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu.- Tổ chức UNESCO công bố kế hoạch tăng cường giám sát các nền tảng mạng xã hội
Thiếu nguồn tuyển, chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ phù hợp với đặc thù của các tỉnh vùng cao, áp lực quá lớn từ công việc và cuộc sống đang là những rào cản, là nguyên nhân cốt lõi khiến các tỉnh Tây Bắc đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, giảm sút chất lượng dạy và học. Giải pháp nào để gỡ “nút thắt này”, là nội dung đề cập trong bài 3, cũng là bài cuối của loạt bài với nhan đề “Giải pháp nào để gỡ “nút thắt” trong thiếu giáo viên ở vùng cao Tây Bắc”.
Hơn 20 năm gắn bó với những điểm trường xa xôi nhất ở vùng cao tỉnh Quảng Nam, thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ không chỉ là người mang con chữ đến học sinh miền núi mà còn là cầu nối để các em có thêm những bữa cơm no, những tấm áo ấm. Từ nỗ lực vận động của thầy Vỹ và các cộng sự, đã có thêm khoảng 60 điểm trường được xây mới tại huyện miền núi khó khăn Nam Trà My, góp phần xây dựng môi trường giáo dục tốt hơn cho học sinh nơi đây.
Từ ngày 9/11 đến ngày 12/11, tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra "Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023". Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 gồm 3 hoạt động chính như: lễ vinh danh 100 nghệ nhân, thợ giỏi từ các làng nghề trên cả nước; Lễ khai mạc Festival; hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Nhiều dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế.- Cần coi trọng sản xuất công nghiệp để tăng trưởng bền vững.- Thúc đẩy sản xuất xanh để tăng trưởng bền vững.
- Phát triển du lịch xanh: Hướng đi bền vững của du lịch Việt Nam - Lan tỏa nét đẹp văn hóa dân tộc Mảng ở Lai Châu
Như đã đề cập ở bài 1, giao thông đường bộ ở vùng ĐBSCL đã được Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ ngành TW rất quan tâm, đầu tư; đã có nhiều công trình đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả kinh tế- xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được thì so với điều kiện hiện nay với mức dân số gần 20 triệu người, nguồn ngân sách đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL thời gian qua chỉ chiếm hơn 15% so với cả nước là chưa tương xứng, nhiều địa phương đôi lúc vẫn xảy ra “điểm nghẽn” về giao thông. Do đó, hiện nay, chủ trương của Đảng- Nhà nước tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống giao thông khu vực này. Ngoài việc tu sửa, nâng cấp các tuyến đường xuống cấp thì nhiều tuyến cao tốc, cầu bắc qua sông lớn đang được khẩn trương thi công để sớm đưa vào khai thác.
Đang phát
Live