
Thu hút FDI chưa đạt kỳ vọng : thực tiễn và giải pháp.- Phát triển thương mại điện tử bền vững – còn nhiều thách thức ! - Tiêu điểm kinh tế địa phương có nội dung “Thành phố Hồ Chí Minh - Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng”
Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước. Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Những năm qua, việc xây dựng các mô hình sản xuất là giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Chính bởi vậy, đến đầu tháng 12/2023, Bà Rịa-Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, số hộ nghèo theo chuẩn tỉnh giảm còn 0,32%, về đích sớm và vượt 1,13% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có chuyến thăm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất trong tuần này, đánh dấu chuyến công du nước ngoài hiếm hoi của ông kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine nổ ra. Theo các chuyên gia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn ở Trung Đông, đồng thời khẳng định lại vị thế trên trường quốc tế.
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có trên 60% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Địa phương có 10 xã lõi nghèo (tỷ lệ hộ nghèo trên 40%), tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Thực hiện Các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực, giúp đồng bào cải thiện sinh kế, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Tăng cường dịch vụ vận tải hàng không dịp cuối năm- Vai trò doanh nghiệp trong phát triển nền kinh tế xanh- Bình Dương cần làm gì để phát triển bền vững?
Trong thời gian qua, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã luôn quan tâm tìm và phát triển các loại cây trồng thế mạnh bản địa, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Trong đó phải kể đến mô hình liên kết trồng các loại cây dược liệu. Trước đây, cây atiso từ chỗ được bà con trong huyện trồng rải rác thì đến nay, diện tích atiso đã tăng lên 50 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Đa Nhim, Đa Sar, Đa Chais, Lát. Thời điểm hiện tại, toàn huyện đã có gần 100 hộ tham gia vào chuỗi liên kết trồng và tiêu thụ atiso, mang lại thu nhập cao cho đồng bào vùng sâu tại địa phương.
Xác định kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tỉnh Lào Cai xác định phát triển nông nghiệp phải gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với thị trường toàn cầu. Thời gian qua, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng thành công chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản xuất theo vùng tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực để người dân thực hiện theo định hướng chung của địa phương.
Năm 2003, trên cở sở tách ra từ huyện Long Đất (cũ), Long Điền vẫn là huyện thuần nông của Bà Rịa – Vũng Tàu, hầu hết các công trình hạ tầng, giao thông, công sở, công trình hoạt động văn hoá… gần như chưa có gì. Đặc biệt là hạ tầng giao thông nhỏ hẹp, xuống cấp… thường xuyên xảy ra tai nạn, kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong 20 năm qua, huyện Long Điền đã biết tận dụng thời cơ, nắm bắt được xu thế phát triển, trong đó, lấy nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao thông để định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việt Nam cũng lọt top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics được dự báo đạt mức 5,5%. Đây là kết quả đáng khích lệ, trong đó riêng vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% sản lượng thủy sản cá xuất khẩu và 70% các loại trái cây cả nước. Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics tại khu vực còn nhiều hạn chế, chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Đang phát
Live