Noel là dịp để nhiều đứa trẻ vòi vĩnh cha mẹ mua cho những món đồ chơi đắt tiền hay được đưa đi chơi đây đó. Thế nhưng, với bọn trẻ nghèo ở vùng cao Lạng Sơn, Cao Bằng hay Bắc Kạn... thì mơ ước chỉ giản dị với chiếc áo khoác hay đôi giầy ấm để chống chọi với cái lạnh giá mùa đông miền núi.
Vượt “bão dịch”, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiếp lửa đam mê.- Đông Nam Á thận trọng khởi động lại ngành du lịch khi dịp lễ cuối năm đến gần.- Cô giáo bản Dao - người gieo mầm tình yêu cho trẻ em vùng cao.
Chat với diễn viên Tiến Lộc, “soái ca” ngoài đời, “sở khanh” trên phim.- “Sóng và máy tính cho em”.- Để học sinh vùng cao không còn gian nan tìm sóng.
Cây sơn tra (Táo mèo) là cây trồng đa mục tiêu ở vùng cao tỉnh Sơn La, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, vừa phủ xanh đất rừng. Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây, giá quả sơn tra liên tục xuống thấp, khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
7 xã vừa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh sẽ phải đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) theo tiêu chí chung vùng đồng bằng sông Hồng vào cuối năm nay. Đây là thách thức rất lớn bởi mặt bằng chung về điều kiện tự nhiên và xã hội của các địa phương này còn nhiều khó khăn, nhất là các tiêu chí về việc làm, thu nhập và đào tạo lao động.
Chiều 28/8, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức lễ xuất hành đoàn xe vận chuyển hơn 350 tấn hàng hóa thiết yếu hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19. Cho đến trước khi những chiếc xe tải lăn bánh, vẫn còn nhiều người dân mang theo các loại lương thực, thực phẩm đến điểm tập kết. Có gia đình gửi dăm cân gạo, vài quả bí ngô hay ít đặc sản vườn nhà.. thế nhưng đó là tấm lòng của những người dân miền núi Bắc Kạn với mong muốn giản dị "không để đồng bào mình thiếu thốn vì dịch bệnh".
“Xa Yên Thổ, Khổ Đức Hạnh” là câu nói ví von về khó khăn, giản khổ ở xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Từ trên những đỉnh núi cao, nơi sinh sống của đồng bào Mông, Tày, Nùng, Lô Lô… hàng chục năm nay, những người dân trên đỉnh Chè Lỳ A, Lũng Mần…vẫn đều đặn băng qua con đường đất ngoằn ngoèo trên triền núi đi lấy nước. Mỗi khi trời mưa, các cô giáo cắm bản nhanh trí nghĩ ra cách dùng bao tải dứa lót nylon để tích trữ nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu bác sĩ tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, từ năm 2014, Bộ Y tế đã triển khai Đề án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ưu tiên 62 huyện nghèo", gọi tắt là Đề án 585. Đến năm 2019 đã có 354 bác sĩ trẻ được đào tạo chuyên khoa 1 về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, với thời gian từ 2 đến 3 năm. Do nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới kết thúc, Đề án đã bị gián đoạn 2 năm, đến tháng 4 vừa qua, Bộ Y tế đã khởi động lại giai đoạn 2. Vậy lần này Đề án có điểm gì mới? Bác sĩ trẻ được tuyển chọn cần có những điều kiện gì? Ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) và ông Phạm Lê Trung, Giám đốc Bệnh viện Thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai chia sẻ cùng quý vị và các bạn những điểm mới của đề án này.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021. Ở nhiều ngôi trường vùng cao, nơi có đông con em đồng bào dân tộc thiểu số như tỉnh miền núi Sơn La, trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, bằng trách nhiệm, tình yêu thương của, các thầy cô giáo đã có nhiều sáng tạo để giúp các em củng cố kiến thức, vững tin bước vào kỳ thi. Mô hình lớp ôn thi tốt nghiệp miễn phí dành cho các em học sinh học lực yếu có hoàn cảnh khó khăn ở trường THPT Tông Lệnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một ví dụ.
Sau khi đi học nghiệp vụ Biên phòng, trở về xây dựng quê hương, nhiều năm qua, Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Vàng Lao Lừ - Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La đã cùng với đồng đội miệt mài đưa con chữ đến bản làng vùng cao xa xôi. Lớp xóa mù chữ được anh và đồng đội mở ra đã giúp cho hàng chục học viên ở bản vùng cao biên giới Co Muông, đưa đến nhiều kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, giúp người dân nơi đây xóa đói, giảm nghèo. Bản Co Muông có 48 hộ với 315 khẩu hoàn toàn là người dân tộc Mông. Đây cũng là bản vùng cao, xa xôi, được “mệnh danh” là bản “năm không” – tức là không điện lưới, không đường, không trường, không trạm y tế và không chợ, giao thông đi lại khó khăn. Gian khổ là vậy nhưng không thể ngăn nổi bước chân của trung úy Vàng Lao Lừ đến với người dân bản Co Muông để từng bước giúp họ biết đọc, biết viết, rồi làm kinh tế, thay đổi cuộc sống nơi còn nhiều khó khăn này. Trung úy Vàng Lao Lừ chia sẻ những nỗi gian truân và niềm vui của việc gieo chữ nơi vùng cao biên giới này:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)