Mấy năm gần đây, 2 huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì thường xuyên các phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Qua đó, kết nối tiêu thụ nông sản vùng cao, giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần bảo tồn ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại địa phương.
Triển lãm Kho báu Thánh Gennaro ở Italia được thiết kế đặc biệt, phục vụ cả những du khách khiếm thị.- Tình yêu nghề của thầy giáo hơn 20 năm gắn bó với vùng cao tỉnh Quảng Nam, đã kết nối xây dựng gần 60 điểm trường.
Thiếu nguồn tuyển, chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ phù hợp với đặc thù của các tỉnh vùng cao, áp lực quá lớn từ công việc và cuộc sống đang là những rào cản, là nguyên nhân cốt lõi khiến các tỉnh Tây Bắc đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, giảm sút chất lượng dạy và học. Giải pháp nào để gỡ “nút thắt này”, là nội dung đề cập trong bài 3, cũng là bài cuối của loạt bài với nhan đề “Giải pháp nào để gỡ “nút thắt” trong thiếu giáo viên ở vùng cao Tây Bắc”.
Hơn 20 năm gắn bó với những điểm trường xa xôi nhất ở vùng cao tỉnh Quảng Nam, thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ không chỉ là người mang con chữ đến học sinh miền núi mà còn là cầu nối để các em có thêm những bữa cơm no, những tấm áo ấm. Từ nỗ lực vận động của thầy Vỹ và các cộng sự, đã có thêm khoảng 60 điểm trường được xây mới tại huyện miền núi khó khăn Nam Trà My, góp phần xây dựng môi trường giáo dục tốt hơn cho học sinh nơi đây.
Học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là yêu cầu đặt ra với ngành giáo dục. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ không dễ đối với vùng khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Phóng sự của Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN có bài đề cập nội dung này ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Từ một xóm vùng cao khó khăn nhất huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng với nhiều hủ tục lạc hậu cùng sự phức tạp về an ninh trật tự, những năm qua, người dân xóm Khau Ho, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc đã phát huy được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp để từng bước vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương.
Với đồng bào Tày, Nùng sinh sống nơi biên giới của tỉnh Cao Bằng, hơn 3 năm qua, các chương trình phát thanh tiếng Tày-Nùng của Đài TNVN đã trở thành người bạn đồng hành trong cuộc sống. Không chỉ tự hào khi tiếng nói dân tộc mình được vang lên trên làn sóng quốc gia, mà thông qua mỗi gương người tốt việc tốt, mỗi mô hình kinh tế hay được chương trình phản ánh... đồng bào đã có thêm những kiến thức có thể áp dụng vào thực tiễn.
Từ các lớp đào tạo nghề do chính quyền địa phương và các ngành chức năng tổ chức, nhiều lao động ở vùng cao Yên Bái đã thay đổi tư duy, "biến" kiến thức trên các lớp học thành những mô hình kinh tế đa dạng, hiệu quả. Ghi nhận của PV VOV Tây Bắc tại huyện Mù Cang Chải - địa phương vùng cao có gần 90 % dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Chỉ còn vài ngày nữa là khai giảng năm học mới 2023-2024. Những ngày này, các thầy cô giáo ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã về tận thôn, bản nhắc nhở, động viên học sinh đến trường kịp ngày khai giảng.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện vùng cao Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phấn đấu thoát khỏi danh sách huyện nghèo vào năm 2025.
Đang phát
Live