
Những ngày này, nếu có về thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, ghé thăm Đồn Biên phòng Lai Hòa, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp lớp học chữ Khmer do cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương và chùa Prey Chóp tổ chức. Bên cạnh chung tay giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào Khmer, lớp học đặc biệt này còn góp phần giúp học sinh vùng biên giới biển có thêm hoạt động trải nghiệm, vui chơi bổ ích trong dịp nghỉ hè.
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng An Giang đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các trường học trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; triển khai đồng bộ, bằng nhiều hình thức phong phú, sát thực tế. Nhờ đó đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, nhất là bà con khu vực biên giới... Để từ đó mỗi người dân là một “cột mốc sống”, là cánh tay nối dài trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế bền vững của địa phương.
Nắng hạn kéo dài khiến người dân xã biên giới Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, 2 giếng nước công nghiệp tập trung đã được khoan giúp bà con có nước sạch sử dụng.
Bình Thuận là một trong những tỉnh có mô hình hậu cần phát triển mạnh và đi tiên phong trong cả nước, đạt hiệu quả cao với số lượng tàu thuyền tham gia hàng trăm chiếc, chủ yếu tập trung ở huyện đảo Phú Quý. Không chỉ thu mua hải sản trên biển, những tàu này còn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu cho các tàu đánh bắt dài ngày trên biển của ngư dân, góp phần bảo vệ chủ quyển biển đảo của Tổ quốc.
Mùa xuân này, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu vùng cao biên giới Quảng Nam đã có nhà mới để đón Tết. Với họ, đây là cái Tết đặc biệt, bởi lần đầu tiên trong đời được ở ngôi nhà khang trang, sạch đẹp trong khu dân cư mới tập trung. Tình làng nghĩa xóm càng gắn bó hơn khi Tết đến Xuân về. Để có được những ngôi nhà mới cho bà con, tỉnh Quảng Nam đã huy động và lồng ghép linh hoạt hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí. Trong đó, có nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự chung tay của các tổ chức, cá nhân hảo tâm; đặc biệt là Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc sắp xếp, ổn định dân cư các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025. Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng hàng ngàn nhà ở giúp bà con nghèo vùng biên giới có chỗ ở ổn định.
“Không phát hiện tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác bất hợp pháp” sau 5 ngày tuần tra kiểm tra kiểm soát trên vùng biển Giáp ranh Việt Nam -Malaixia-Thái Lan là kết quả ghi nhận bước đầu trong đợt cao điểm chống khai thác IUU từ nay đến tháng 4 năm 2024 của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Thấy gì từ quyết định của Liên Hợp Quốc công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ- Cảm nhận Tết sớm trong những căn nhà mới ở vùng biên giới Long An- Gặp gỡ Già làng Ksor H’blâm, nữ già làng đầu tiên của Tây Nguyên, điểm tựa niềm tin của người dân làng Krông, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Đóng chân trên địa bàn xã biên giới Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, những năm qua, đồn biên phòng Đắk Song đã phối hợp chặt chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân sinh sống, canh tác ở khu vực biên giới tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc.
Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước. Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tối 26/10, Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra tại TP.HCM đã bế mạc sau 4 phiên thảo luận chính và 1 bài phát biểu trực tuyến của đại diện Cơ quan đối ngoại EU trong ngày làm việc thứ hai
Đang phát
Live