Vài ngày qua, trên các trang mạng xã hội lan truyền thông tin về các gói kẹo có chứa ma túy được bán trước cổng các trường học trên địa bàn thành phố Lạng Sơn gây ngộ độc cho một số học sinh, nghi có chứa chất ma túy, gây hoang mang cho dư luận. Công an tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành xác minh, làm rõ, lấy mẫu kẹo trên để giám định. Kết quả xác định các mẫu trên không chứa chất ma túy.
Tại tỉnh Ninh Thuận, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các địa phương ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã xây dựng các tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc. Mục tiêu là lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt động, làm sao giúp học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái để các em tiếp thu kiến thức, không bị áp lực khi đi học.
- Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN: ASEAN phải là“mỏ neo” hòa bình và ổn định toàn cầu - Thái Lan báo động số ca mắc mới bệnh tiểu đường vượt mốc 300.000 ca/năm - Nhiều gian hàng mới tại căng-tin trường học nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh tại Singapore
Liên quan đến vấn đề thực phẩm mà cụ thể là bữa ăn bán trú, tại TP.HCM đã có trường hợp hàng chục học sinh bị đau bụng, hay phụ huynh đi kiểm tra đơn vị cung cấp thực phẩm phát hiện nguồn thực phẩm bảo quản không đảm bảo. Vậy lâu nay, các trường ở TP.HCM thực hiện việc tổ chức các suất ăn bán trú ra sao để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Do thiếu trường công lập, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội từng phải áp dụng hình thức bốc thăm để tuyển sinh đầu cấp vào trường mầm non và tiểu học. Đến nay quận Hoàng Mai vẫn là quận đứng đầu về tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở thủ đô
TP. HCM ban hành 18 tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc, một trong số những nội dung trong bộ tiêu chí này là không ghi hình thức kỷ luật vào học bạ của học sinh.
Các cụm từ “Trường học hạnh phúc”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”... đã dần trở nên quen thuộc trong mắt mỗi người dân, với mong muốn xây dựng một môi trường để giáo viên, học sinh được hạnh phúc khi đến trường. Thế nhưng, cứ mỗi đầu năm học, chuyện lạm thu ở nơi này nơi kia lại khiến dư luận bức xúc, phụ huynh áp lực với muôn kiểu “phí chồng phí”; Liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra gây bức xúc dư luận, trong khi năm học 2023-2024 mới chỉ bắt đầu chưa đầy một tháng. Những vấn đề nóng của ngành giáo dục xảy ra với tần suất nhiều hơn, khiến học sinh vốn được xem là trung tâm của giáo dục lại trở thành nạn nhân. Làm gì để mô hình “Trường học hạnh phúc” không là khẩu hiệu suông", là nội dung của Dòng chảy sự kiện hôm nay với vị khách mời là PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền– Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam, Thành viên Ban điều hành Mạng lưới Quản lý giáo dục Không Biên giới EdulightenUp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục.
Nhiều đơn vị chủ đầu tư cho hay, hiện quy định tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong xây mới hoặc cải tạo trường, lớp học tại khu vực miền núi chưa thực sự phù hợp khiến chi phí đầu tư tăng cao.
Cùng với học sinh cả nước, sáng nay thầy và trò của 5 tỉnh miền núi Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái hân hoan đón ngày khai giảng với sự quan tâm của chính quyền các cấp. Những địa phương vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của trận mưa lũ đầu tháng 8 vừa qua cũng đã nỗ lực khắc phục khó khăn chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho ngày khai giảng.
Ngành giáo dục và đào tạo, cùng các địa phương tỉnh Yên Bái đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện để đón học sinh bước vào năm học mới; trong đó, đặc biệt quan tâm đến các trường ở vùng sâu, vùng xa và các trường bị thiên tai bão lũ gây hư hỏng. Ghi nhận của Thừa Xuân, CQTT khu vực Tây Bắc.